Các nhà nghiên cứu hy vọng công nghệ này có thể được sử dụng để giúp đỡ những bệnh nhân đang bị liệt khác có cuộc sống như bao người khác.
Mặc dù trí tuệ nhân tạo có nhiều yếu tố gây hại cho xã hội, nhưng khôg thể quên rằng công nghệ này cũng mang đến nhiều điều tốt đẹp. Một ví dụ mới nhất là trường hợp của Keith Thomas, một người đàn ông bị liệt đã lấy lại được cảm giác và cử động nhờ sự trợ giúp của một con chip AI được cấy vào não.
Thomas, sinh sống tại New York, Mỹ gặp phải một tai nạn khi lặn vào ngày 18 tháng 7 năm 2020, khiến các đốt sống C4 và C5 của cột sống của anh ấy bị thương, dẫn đến mất hoàn toàn khả năng vận động và cảm giác từ ngực trở xuống.
Tuy nhiên, trong một thử nghiệm lâm sàng đầu tiên về vấn đề này, người đàn ông 45 tuổi đang lấy lại được một số cảm giác của chính mình. Thomas đã có thể cử động cánh tay theo ý muốn và cảm nhận được ai đó nắm tay mình, nhờ các con chip hỗ trợ AI được cấy vào não anh ấy.
Hơn một năm sau tai nạn, Thomas được Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein tiếp cận để tham gia vào một nghiên cứu có thể giúp khôi phục một số chức năng và cảm giác bằng cách định tuyến lại các tín hiệu từ não của anh ấy.
Quá trình này bao gồm việc dành nhiều tháng để lập bản đồ não của Thomas bằng máy chụp cộng hưởng từ để xác định chính xác các vùng chịu trách nhiệm cho chuyển động của cánh tay và cảm giác của bàn tay khi chạm vào.
Tiếp theo đó là ca phẫu thuật kéo dài 15 giờ trong vòng 4 tháng để cấy chip. Hai chip dành cho chuyển động và ba chip được đặt trong khu vực chịu trách nhiệm kiểm soát xúc giác và cảm giác ở các ngón tay của anh ấy.
Ngoài việc cấy chip, các cổng bên ngoài cũng được lắp trên đỉnh đầu của Thomas. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu kết nối chip với máy tính chạy thuật toán AI có thể diễn giải hoạt động của não và biến nó thành hoạt động thể chất.
"Liệu pháp điều khiển bằng suy nghĩ" này hoạt động bởi Thomas chỉ đơn giản nghĩ về việc di chuyển bàn tay của mình. Bộ cấy gửi các tín hiệu này đến máy tính, máy tính này sẽ giải thích chúng và gửi tín hiệu đến các điện cực không xâm lấn được đặt trên cột sống và cơ cẳng tay của anh ấy để kích thích cử động.
Đối với cảm giác chạm, các cảm biến đặt trên đầu ngón tay và lòng bàn tay của anh sẽ truyền áp lực và dữ liệu đến vùng não chịu trách nhiệm về cảm giác.
Mặc dù hệ thống yêu cầu Thomas phải được kết nối với máy tính, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết anh đã có dấu hiệu hồi phục ngay cả khi máy đã tắt. Các lực ở cánh tay của anh được cho là đã tăng hơn gấp đôi và anh có cảm giác ở cẳng tay và cổ tay.
Các chuyên gia hy vọng rằng nhiều chuyển động và xúc giác sẽ quay trở lại khi Thomas tiếp tục sử dụng liệu pháp này và công nghệ này sẽ có thể hồi phục hơn 100 triệu người đang gặp bị liệt toàn thân hoặc suy giảm vận động.