Face ID giờ là xưa rồi khi mà mở khoá bằng hơi thở sắp được ra mắt

Quân Kít

Mới đây, một nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản đã một phương pháp mới cho phép người dùng mở khóa điện thoại bằng cách "thở".

Một nhóm nghiên cứu bao gồm trường Đại học Tokyo, Đại học Kyushu và Đại học Nagoya đã chứng minh thành công một công nghệ nhận diện hoàn toàn mới được dựa trên thông tin hóa học thu được từ hơi thở sinh học.

Trong nghiên cứu này, nhận diện bằng hơi thở được thực hiện thông qua một cảm biến khưu giác nhân tạo bao gồm 16 loại vật liệu polyme và các hạt nano carbon dẫn điện. Đội ngũ cũng chia sẻ rằng nó đã đạt được xác thực cá nhân với độ chính xác cao từ 97% trở lên.

Xác thực sinh trắc học là một quá trình bảo mật nhằm đo lường và đối sánh được các tính năng của sinh trắc học cho người dùng để có thể xác minh được rằng đang có một người cố gắng truy cập vào một thiết bị cụ thể. Công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây như một phương pháp nhận dạng cá nhân đơn giản và bảo mật cao thay thế xác thực bằng mật khẩu và xác thực bằng mã PIN.

Cho đến nay, công nghệ xác thực sinh trắc học đã được phát triển bằng nhiều cách khác nhau như dấu vân tay, hình vẽ, khuôn mặt, mật khẩu, võng mạc, tĩnh mạch ngón tay, âm thanh,.. Các đặc điểm vật lý như vân tay, khuôn mặt có thể bị sao chép hoặc thay đổi nếu gặp chấn thương.

Công nghệ xác thực sinh trắc học bằng hơi thở thành công này, là một cách tiếp cận mới để xác thực cá nhân dựa trên thông tin hóa học (loại và số lượng của mỗi phân tử) của các nhóm phân tử tạo nên khí sinh học, do đó việc sao chép là rất khó.  

Phương pháp này sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là “mũi điện tử” (Electronic nose) cùng với hệ thống cảm biến bằng khứu giác. Nhờ đó, công nghệ có thể phân tích các mùi hương trong không khí và xác định chính xác thành phần có trong mùi hương.

Áp dụng với cơ thể người, trên thực tế, hơi thở của chúng ta được cấu thành từ rất nhiều hợp chất. Mỗi khi dùng bữa, hơi thở của con người lại thay đổi theo thức ăn nạp vào. Do đó, mỗi người đều có một chất hóa học đặc trưng trong hơi thở. Chất hóa học này thậm chí còn có thể ứng dụng để xác định một số căn bệnh như tiểu đường.

Trong một thử nghiệm về nhận diện hơi thở được thực hiện trên sáu người và đã thành công với độ chính xác là 97,8%. Kết quả tương tự cũng đạt được trong một thí nghiệm khác, trong đó hơi thở ra được lấy mẫu vào một ngày khác và số lượng đối tượng được tăng lên 20.

Tất nhiên, nếu công nghệ này muốn được sử dụng trên diện rộng trong tương lai, thì phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật hơn, chẳng hạn như làm cho các kết quả liên quan không còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chế độ ăn uống, mà có thể xác định chính xác người dùng bằng hơi thở.

 

Bài cùng chuyên mục