Nga ra mắt GigaChat, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT
GigaChat, được ra mắt bởi ngân hàng nhà nước Nga nằm cạnh tranh với ChatGPT.
Nga là quốc gia mới nhất tham gia cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) khi Sberbank, ngân hàng nhà nước vừa đã công bố ra mắt GigaChat, đối thủ của chatbot phổ biến nhất hiện nay, ChatGPT. Động thái này có thể làm nóng cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia đang tìm cách đảm nhận vị trí dẫn đầu trong công nghệ đang gây bão trên toàn thế giới.
Tháng 11 năm ngoái, OpenAI đã ra mắt ChatGPT, một mô hình AI có thể thực hiện có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà người dùng đặt ra. Khi ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng ChatGPT, tính linh hoạt của AI được nhiều người chú ý.
Từ viết thơ đến viết luận, chatbot có thể làm được khá nhiều việc và tỷ phú người Mỹ, Bill Gates cũng đặt kỳ vọng, AI trong tương lai cũng có thể sớm bắt đầu dạy kèm cho trẻ em. Microsoft đã nhanh chóng hỗ trợ tài chính cho OpenAI và tìm cách kết hợp công nghệ này vào các sản phẩm của mình và hiện đang dẫn đầu trong cuộc đua AI. Các công ty công nghệ khác cũng đang bắt kịp tốc độ với các mô hình AI của họ và nhiều mô hình trí tuệ nhân tạo được được trình làng trong vài tuần qua.
Các đối thủ khác của ChatGPT
Google, công ty đã mua lại DeepMind để phát triển các sản phẩm AI, đã mất cảnh giác khi ChatGPT được phát hành. Việc Google gấp rút phát hành mô hình AI Bard của mình gây thất vọng khi công cụ trả lời sai câu hỏi người dùng đặt ra. Gần đây, gã khổng lồ công cụ tìm kiếm đã trang bị cho Bard khả năng viết và gỡ lỗi mã, dựa vào mô hình AI khác của OpenAI, Codex.
Tiếp đến, công cụ tìm kiếm Trung Quốc, Baidu cũng có số phận tương tự với Erniebot của công ty khi không đáp ứng được kỳ vọng của mọi người. Đầu tháng này, ông lớn thương mại điện tử Alibaba đã phát hành mô hình AI của riêng mình, vượt trội bằng hai ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Trung, tạo tiền đề cho cuộc đua AI toàn cầu.
Sự ra mắt của GigaChat, cho chúng ta thấy được các dịch vụ mô hình AI ở quy mô toàn cầu. Tuy nhiên theo dự đoán, GigaChat không thể đáp ứng được nhiều người dùng tiềm năng, lí do vì công cụ chỉ được hỗ trợ tiếng Nga thay vì một ngoại ngữ phổ thông nào khác.
Với sự sẵn có rộng rãi của các mạng siêu máy tính dựa trên đám mây, việc đào tạo các mô hình AI của riêng một doanh nghiệp nào đó, trở nên tương đối dễ dàng hơn. Chúng thực sự linh hoạt như thế nào và khả năng cạnh tranh trên trường toàn cầu vẫn còn phải xem.
Bài cùng chuyên mục