Đạt doanh thu chục tỷ đô nhưng TikTok liên tục phải đóng phạt và gặp nhiều rắc rối trong năm 2023

Dù rất "ăn nên làm ra" nhưng TikTok đang liên tục gặp rất nhiều rắc rối ờ những quốc gia lớn và nhận phải không ít án phạt với số tiền lên đến hàng chục triệu USD

Trong năm 2022, ByteDance luôn nằm trong nhóm những công ty tầm cỡ nhất thế giới và không thua bất kì ông lớn công nghệ nào. Theo đó công ty tư nhân này đã thu về cho mình một số tiền doanh thu lên đến 80 tỷ USD (hơn 1,8 triệu tỷ đồng) vào năm ngoái và con số này tăng 20 tỷ USD so với năm 2021. Tuy nhiên niềm vui của ByteDance lại không kèo dài được lâu khi hãng liên tục gặp phải loạt rắc rối trong năm 2023.

Đạt doanh thu chục tỷ đô nhưng TikTok liên tục phải đóng phạt và gặp nhiều rắc rối trong năm 2023

Cụ thể hơn thì công ty này đã phải đóng một số tiền phạt liên quan đến việc thu thập dữ liệu của trẻ em, được chính Văn phòng ủy viên thông tin (Information Commissioner’s Office) của Vương Quốc Anh tuyên bố. Nội dung của án phạt này đó là vì ByteDance đã sử dụng dữ liệu của những đứa trẻ trên TikTok mà không nhận được sự đồng ý của các bậc phụ huynh từ tháng 05/2018 cho đến tháng 07/2020.

Xem thêm: Bộ TT-TT sẽ thanh tra toàn diện hoạt động TikTok Việt Nam

Số tiền mà phía ByteDance phải nộp phạt lên đến 12,7 triệu bảng Anh (khoảng 15.857.220 USD). Dù từng chứng minh rằng điều luật của TikTok không cho phép những đứa trẻ dưới 13 tuổi tạo tài khoản và sử dụng ứng dụng, đồng thời ByteDance cũng đã tích cực trong việc phát hiện và khóa những tài khoản chưa đủ tuổi sử dụng nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa đủ để thuyết phục được Văn phòng ủy viên.

Đạt doanh thu chục tỷ đô nhưng TikTok liên tục phải đóng phạt và gặp nhiều rắc rối trong năm 2023

Theo như ước tính hiện tại có đến 1,4 triệu trẻ em có độ tuổi dưới 13 đang sử dụng TikTok vào năm 2020. Nhưng phía ByteDance lại không phát hiện ra được những trường hợp đó và tiếp tục việc sử dụng dữ liệu cá nhân của chúng. Điều này cũng dấy lên những lo ngại rằng những dữ liệu cá nhân đó cso thể được sử dụng để theo dõi, lập hồ sơ người dùng để rồi được ứng dụng TikTik gợi ý những nội dung không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của người đang xem.

Xem thêm: Chính phủ Pháp cấm cài đặt các ứng dụng giải trí trên diện thoại công vụ, bao gồm cả TikTok

Hiện tại cả ByteDance lẫn TikTok vẫn đang trong tình hình không thật sự khả quan trong năm 2023, khi mà ứng dụng này liên tục bị trừng phạt tại những quốc gia lớn như Ấn Độ, Mỹ, Vương Quốc Anh, Canada....Nếu tính về phương diện đường dài thì ByteDance sẽ còn phải cố gắng hơn trong việc lấy lại lòng tin từ các quốc gia lớn.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Toshio Ishizaki (Sushio) – họa sĩ thiết kế nhân vật của anime nổi tiếng Kill la Kill đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội sau khi bày tỏ sự ủng hộ công khai dành cho một chính trị gia Nhật Bản mang tư tưởng cực hữu và bài ngoại. Sự việc nhanh chóng lan rộng, gây tranh cãi sâu sắc trong cộng đồng mạng và khiến anh phải lên tiếng xin lỗi công khai.

Giải trí
Kodansha thắng lớn tại Nga: Phát hiện triển lãm “chui” Attack on Titan, thu về gần 1,3 tỷ đồng bồi thường bản quyền

Kodansha thắng lớn tại Nga: Phát hiện triển lãm “chui” Attack on Titan, thu về gần 1,3 tỷ đồng bồi thường bản quyền

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Kodansha – nhà xuất bản truyện tranh hàng đầu Nhật Bản đã giành được thắng lợi về mặt pháp lý trong vụ kiện chống lại công ty IQ Art Management LLC tại Nga. Công ty này đã tự ý tổ chức một triển lãm nghệ thuật trái phép, trưng bày 18 tác phẩm nổi tiếng, trong đó có loạt manga đình đám "Attack on Titan", mà không xin phép chủ sở hữu bản quyền.

Giải trí
Lên đầu trang