Play-to-Die: Khi nhân vật trong game "chết", đồng thời NFT cũng sẽ bị "đốt"

Điều gì sẽ xảy ra nếu cái chết trong trò chơi tiền điện tử có thể trở thành vĩnh viễn, giống như ngoài đời thực?

Play-to-Die: "Điều gì sẽ xảy ra nếu cái chết trong trò chơi tiền điện tử có thể trở thành vĩnh viễn, giống như trong cuộc sống thực? Nó sẽ “mở ra tất cả các loại trải nghiệm và lối chơi mới.” Theo nhà nghiên cứu và nhà đầu tư tiền điện tử Dave Stanton.

Stanton đưa ra một ý tưởng có vẻ hơi hoang đường có trong tựa game Play-to-Die. Stanton muốn xây dựng một hệ thống cho phép một nhân vật được yêu thích, khi chết trong game sẽ chết mãi mãi. Điều đặc biệt là, nhân vật được đúc dưới dạng NFT và có thể được mua và bán trên thị trường mở. Khi nhân vật chết, NFT đồng thời cũng sẽ bị "đốt". Stanton cho biết: 

"Tôi tin rằng tiềm năng giá trị của nhân vật NFT lớn hơn nhiều so với các nhân vật trong game truyền thống. Vì thế, việc giới thiệu khái niệm thua bằng cách chết trong game sẽ thú vị và hấp dẫn hơn nhiều so với trước đây." 

Play-to-Die: Mô hình mới Crypto Game NFT gây tranh cãi

 

Play-to-Die: Nhân vật "chết" nhưng vẫn "sống" như một NFT

Play-to-Die: Mô hình mới Crypto Game NFT gây tranh cãi

Chết không phải là một khái niệm mới trong game, vì thế Play-to-Die có thể sẽ không quá khó hiểu. Người chơi sẽ nhận được một số "mạng" nhất định và số lượng có hạn hoặc vô hạn. Ví dụ: Một nhân vật trong game FPS hoặc nhân vật trong game nhập vai (RPG) "chết" trong game, nhưng với Play-to-Die, bạn sẽ chết thực sự, tương tự như ngoài đời vậy. 

 

NFT là gì?

NFT là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số (blockchain), tức là bản ghi nhận các giao dịch trên máy tính kết nối mạng. Chuỗi số đóng vai trò như một sổ cái chung, cho phép mọi người xác minh tính xác thực của NFT lẫn chủ sở hữu.

Các NFT mạng lại những khả năng mới trong việc quản lý và giao dịch nghệ thuật. Chúng được thu hút bởi những người nổi tiếng hoạt động nghệ thuật như Snoop Dogg, Paris Hilton và Madonna. Tuy nhiên, NFT cũng thu hút các tội tội phạm trong ngành. Các vấn đề về rug pull diễn ra khá phổ biến. Người dùng cũng mất hàng nghìn NFT trị giá hàng triệu USD trong các vụ lừa đảo. 

 

Vai trò của NFT trong game

Play-to-Die: Mô hình mới Crypto Game NFT gây tranh cãi

Kế hoạch Stanton đưa ra xoay quanh NFT, các đơn vị dữ liệu bất biến và duy nhất được lưu trữ trên blockchain. NFT có thể được sử dụng để đại diện cho các mục như ảnh, video, âm thanh và các loại tệp kỹ thuật số khác. Giờ đây các nhân vật đã có thể "chết" trong game metaverse. 

Stanton cho biết, NFT có thể được mua, bán, trao đổi hoặc sử dụng trong các bối cảnh khác ngoài game. Điều này khá quan trọng so với với những trải nghiệm trò chơi trước đây. Thay vì chỉ có thể sử dụng nhân vật trong tựa game đó, thì giờ đây người chơi có thể mua/bán nó trên thị trường mở.

Stanton nói thêm về sự phát triển của NFT có thể chia sẻ và giao dich trên các blockchain khác nhau. Điều này đồng nghĩa là các nhân vật có giá trị hơn nhiều (không chỉ giá trị tiền tệ mà còn là giá trị cảm xúc đối với game thủ) bởi vì chúng không ràng buôc với một game duy nhất. 

 

Play-to-Die sẽ hoạt động như thế nào? 

Trong ý tưởng của mình, Dave Stanton đưa ra giả thuyết về việc cái chết vĩnh viễn trong game có thể hoạt động như thế nào. Anh tưởng tượng một tựa game FPS hoặc bất kỳ trò chơi chiến đấu kiểu khác trong đó nhân vật của người chơi là NFT.

Khi một người chiến thắng trong các trận chiến, họ sẽ tích lũy các kỹ năng. Tuy nhiên, nếu thua trận, nhân vật sẽ chết và NFT nhân vật đó sẽ bị đốt. Điều này có nghĩa là gì?

Nếu trò chơi nổi tiếng, bất kỳ người chơi nào cũng có thể bắt đầu từ con số không và hoàn toàn dựa vào công sức để xây dựng một nhân vật có kỹ năng cao. Về mặt lý thuyết, những nhân vật có kỹ năng cao sẽ rất hiếm vì nhiều người sẽ chết trong game. Game thủ có thể tiếp tục chơi với nhân vật này hoặc bán nó cho ai đó đang cần nhưng không muốn bỏ công sức để xây dựng nó từ đầu.

Stanton cho biết điều này sẽ tạo ra cơ hội kiếm tiền cho những game thủ giỏi với số vốn ít hoặc không có vốn. Mức độ hiếm có không phải là ngẫu nhiên (như với các NFT hiện tại) mà dựa trên kỹ năng, nỗ lực và khả năng sống sót. 

 

"Chết" trong game

Play-to-Die: Mô hình mới Crypto Game NFT gây tranh cãi

Ý tưởng "Chết" trong game của Stanton là người chơi mất đi tính cáhc của mình, bởi vì game thủ đã trở nên gắn bó với nhân vật, khiến họ đưa ra một quyết định kỹ hơn từng hành động trong game. Đây cũng là một yếu tố thu hút nhiều game thủ tham gia vào trò chơi. 

Kế hoạch của Stanton là có khả năng người chơi sẽ gắn bó lâu dài hơn với các nhân vật có kỹ năng cao khác nhau. Vì các nhân vật sẽ “chết” trong trò chơi nếu họ thua cuộc. Nó gợi ra nhiều cảm xúc hơn cho khán giả và có thể đem lại trải nghiệm thú vị hơn các trò chơi hiện tại.

Tuy nhiên, Giám đốc trò chơi tại nền tảng game Play to Earn từ NFT pixel art Anomura cho rằng khái niệm về cái chết vĩnh viễn trong game gần như là không có. Điểm yếu ở đây là hầu hết nhà đầu tư muốn thấy các mô hình có ít rủi ro và khả năng tăng giá. 

Đa phần các nhà đầu tư không muốn mất phí mà muốn thu được lợi nhuận từ lượng bán thứ cấp tăng nhanh. Nhưng mô hình này lại đi ngược lại với suy nghĩ hiện tại của họ. 

Dave Stanton thừa nhận về việc thiếu nhận thức đối với khái niệm “cái chết vĩnh viễn trong thế giới game” trong quá khứ. Tuy nhiên, nếu điều này trở nên phổ biến hơn trong các tựa game về tiền điện tử, chúng ta sẽ thấy nhiều cơ hội kiếm tiền mới cho các game thủ khi mà hạn chế các rào cản gia nhập.

Ngoài ra, mô hình cũng sẽ mở ra một tiềm năng mới ở khía cạnh của những khán giả xem trò chơi. Bởi lẽ, nó hứa hẹn sẽ mang lại cảm giác chân thực và trực quan hơn cho các viewer. Tương tự như cảm giác của những người hâm mộ khi xem một trận đấu mà họ biết được rằng các nhân vật đang hết mình trong trận đấu đó. 

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang