Trung Quốc đã nhập khẩu linh kiện sản xuất chip trị giá 407 triệu USD từ Singapore trong tháng Tư.
Singapore đang thu lợi từ cuộc chiến công nghệ đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bán chất bán dẫn.
Theo Bloomberg, dữ liệu gần đây từ Hải quan Trung Quốc tiết lộ rằng Trung Quốc đã nhập khẩu máy móc sản xuất chip trị giá 407 triệu USD từ Singapore vào tháng 4, đánh dấu giá trị cao nhất kể từ tháng 8 năm 2022. Con số này thể hiện mức tăng 9,6% so với tháng 3, trái ngược với xu hướng chung là giảm xuất khẩu chất bán dẫn tới Trung Quốc.
Ngược lại, tổng nhập khẩu thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 27% so với năm trước.
Bên cạnh đó, Singapore đã chứng kiến mức tăng trưởng 3,5% trong các lô hàng chip mạch tích hợp đến Trung Quốc vào tháng 4 so với tháng 3.
Beh Swan Gin, Chủ tịch Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore cho biết, mục tiêu của Singapore là đảm bảo chiếm thị phần nhất định trong ngành công nghiệp sản xuất chip, đầu tư vào công nghệ sản xuất chất bán dẫn. Mục tiêu này xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tăng của các công ty điện tử và công nghệ hàng đầu toàn cầu trong việc tìm kiếm sự đa dạng hóa về mặt địa lý.
Các nhà sản xuất hàng đầu thế giới và các công ty công nghệ đang theo đuổi chiến lược đa dạng hoá vị trí, không chỉ hoạt động tại Trung Quốc mà còn phân mảnh tại các trung tâm sản xuất chip trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc. Đây chính là cơ hội tốt để tăng trưởng cho Singapore.
TSMC đang cân nhắc trong việc xây dựng một nhà máy tại quốc gia này để sản xuất các tấm silicon 12 inch. Quyết định này được đưa ra khi Singapore đưa ra các ưu đãi về thuế và chi phí sản xuất cạnh tranh. Ngoài ra, các nhà cung cấp cho ASML Holding cũng đang xem xét thành lập các nhà máy ở Đông Nam Á thay vì Trung Quốc.
Trong khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, Singapore đã bày tỏ sẵn sàng làm trung gian hoà giải và thúc đẩy nhằm xây dựng mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế.
Sự tương tác phức tạp bởi nhiều yếu tố đã thúc đẩy cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Một khía cạnh vô cùng quan trọng khác là sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ.
Mỹ từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc tham gia vào các hoạt động thương mại không công bằng, chẳng hạn như đánh cắp tài sản trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ. Những điều này đã làm dấy lên mối lo ngại về việc bảo vệ sự đổi mới của các công ty Mỹ và đánh mất lợi thế về kinh tế.