Trung Quốc đứng trước cơ hội tuyệt vời để bảo vệ danh hiệu và chứng tỏ cho cả thế giới thấy CKTG chỉ là một bước sảy chân nhỏ mà thôi
Trung Quốc nổi tiếng là một khu vực với rất nhiều tuyển thủ tài năng. Sau chiến thắng 3-1 trước Edward Gaming, Royal Never Give Up trở thành nhà vô địch LPL Xuân 2016 và sẽ đại diện cho Trung Quốc tham dự MSI 2016.
Những kết quả gần đây trên đấu trường quốc tế đã cho thấy thiếu sót của các đội Trung Quốc trong việc thích nghi với các bản cập nhật lớn cũng như trong lối chơi toàn cục của họ. Dù vậy, đây vẫn là một trong những khu vực mạnh nhất thế giới. Họ từng hai lần vào tới trận cuối cùng của CKTG, và thường xuyên được coi là có khả năng soán ngôi Hàn Quốc nhất. Ở meta đỡ đòn hiện nay – có khá nhiều điểm tương đồng với bản dùng tại MSI 2015 – Trung Quốc đứng trước cơ hội tuyệt vời để bảo vệ danh hiệu và chứng tỏ cho cả thế giới thấy CKTG chỉ là một bước sảy chân nhỏ mà thôi.
Thần long gục ngã
Được biết đến như một khu vực hàng đầu với lượng danh thủ khổng lồ, Trung Quốc đã có những thời điểm xuất sắc nhất và tồi tệ nhất trong năm 2015. Chiến thắng tại MSI đã cho thấy họ cuối cùng cũng phá bỏ được sự thống trị của Hàn Quốc. Trước CKTG 2015, ba đội Trung Quốc – Invictus Gaming, Edward Gaming, và LGD Gaming – đều được xếp là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch, hoặc tối thiểu cũng đạt được thành tích cao.
Không may, chuyện không xảy ra như thế, và Trung Quốc bị loại khỏi CKTG sớm hơn dự tính.
Câu chuyện tiếp diễn sang tận 2016 khi Trung Quốc lại thất bại ở giải đấu quốc tế, lần này là với các gương mặt khác. Tại IEM Katowice, để đối đầu với những đối thủ đã suy yếu nhiều, Trung Quốc đã cử hai đại diện hàng đầu của họ – Qiao Gu và Royal Never Give Up – để giành vinh quang về cho quê hương. Lần này, phải nói là Trung Quốc đã thể hiện kém hơn ở CKTG vài tháng trước khi cả hai đội tham gia đều để thua trận đấu Bo3 trước Fnatic non trẻ đang chật vật ở LCS Châu Âu.
MSI sẽ là thuốc thử liều cao cho Trung Quốc nếu họ muốn lấy lại vị trí của một trong hai giải đấu hàng đầu thế giới.
Bộ đôi trở lại
Royal Never Give Up kết thúc LPL Xuân 2016 ở vị trí đầu bảng B, và có thành tích trung bình tốt nhất trong tất cả các đội. Không may là màn trình diễn của họ tại đấu trường quốc tế lại khá thất vọng khi bị Fnatic loại khỏi IEM Katowice.
Trong suốt giải đấu, RNG đã cho thấy khả năng sử dụng Dịch Chuyển và giao tranh tổng thành thạo, với người kêu gọi đầy quyết đoán Mata – MVP của CKTG 2014 – cùng người đồng đội ăn ý của anh trong màu áo Samsung White cũ: Looper.
Sau khi gia nhập RNG cùng Mata, Looper chơi rất chắc chắn ở đường trên, và thường xuyên có những pha Dịch Chuyển rất nhạy cảm. Đây rõ ràng là một ưu điểm, bởi nhiều tuyển thủ gặp khó khăn trong việc sử dụng Dịch Chuyển hiệu quả, đặc biệt là trong một đội có rào cản ngôn ngữ.
May cho RNG, Mata có thể giải quyết điều đó bằng khả năng phối hợp với Looper cùng vai trò người kêu gọi trong đội. Kiến thức về kiểm soát tầm nhìn và cắm mắt của anh cũng cho phép Looper đẩy đường lẻ và đánh bọc sườn hiệu quả trong giao tranh hoặc giao tranh tổng.
Trong giải mùa xuân, hai xạ thủ của RNG đều thể hiện tốt, mỗi người đều có điểm mạnh riêng. NaMei cho thấy mình là người chơi Sivir hàng đầu và là người kiến tạo cho đội. Trong khi đó, wuxx thể hiện được tiềm năng gánh đội và thường làm chủ lực chính khi thi đấu cho RNG.
Trong vòng đấu loại, RNG phô trương sức mạnh ở đường dưới, dùng các cặp đôi đi đường mạnh để dồn ép đối thủ, mở ra cánh cửa xâm lăng rừng địch.
RNG: Thử thách mới, nhiệm vụ cũ
Royal Never Give Up trở thành đại diện của Trung Quốc tham gia MSI sau vòng play-offs căng thẳng trước World Elite và Edward Gaming. Để giữ vững danh hiệu, Mata sẽ phải chơi cực kỳ xuất sắc, vừa tận dụng lợi thế của Looper đường trên vừa phối hợp hoàn hảo với cả hai xạ thủ đường dưới.
RNG sẽ khởi đầu trận đấu an toàn trong khi mlxg tích vàng và kinh nghiệm trong rừng. Khi có các chỉ số cần thiết, mlxg sẽ tìm cách giao tranh sớm để giành lợi thế cho đường giữa hoặc đường dưới.
Hãy coi chừng đầu óc của Royal trong việc kiểm soát lính, tạo sức ép để lôi kéo đối thủ quanh bản đồ và phá tan đội hình chiến thuật của họ mỗi khi kẻ địch xuất hiện trong tầm nhìn.
Cái bóng của Hàn Quốc
Luôn là kẻ đứng sau, Trung Quốc hiếm khi có thể soán ngôi Hàn Quốc. Họ thua chung kết hai lần liên tiếp trước kình địch của mình tại mùa 2013 và mùa 2014. Tuy nhiên, luôn có hy vọng rằng một ngày họ sẽ trở thành khu vực mạnh nhất Liên Minh Huyền Thoại. Bắt đầu với chiến thắng của World Elite tại IEM Season VI Global Challenge Guangzhou sau khi đánh bại Counter Logic Gaming, đội được coi là mạnh nhất thế giới năm 2011.
Sau một thời gian vắng bóng, thành công tiếp diễn khi họ đoạt danh hiệu vô địch IPL 5, giải đấu để lại nhiều ấn tượng nhất trong lịch sử Liên Minh Huyền Thoại. Giờ này năm ngoái, EDG đã khiến nhiệt huyết của người hâm mộ trào dâng vì đã đánh bại SK Telecom T1 trong loạt đấu 3-2 đầy gay cấn tại MSI 2015, cho cả thế giới thấy các vị thần cũng có lúc đổ phải máu.
Vinh quang cho đất nước
2015 là năm tuyệt nhất và cũng là tệ nhất cho LMHT Trung Quốc. Một mặt, họ thắng huyền thoại SKT T1 của Hàn Quốc để vô địch MSI. Mặt khác, ba đội bị loại trước bán kết tại CKTG quả là một nỗi buồn cho tuyển thủ lẫn người hâm mộ. Sang năm nay, khủng hoảng của Trung Quốc trên đấu trường quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
RNG đã sẵn sàng phục thù và rất mong mỏi giành vinh quang về cho quê hương tại MSI 2016.