LCS - "cái nôi của Liên Minh Huyền Thoại" đang sụp đổ với hàng loạt tổ chức bán suất thi đấu

Sau TSM và CLG, giờ đây đã có thêm những cái tên khác chuẩn bị rục rịch bán đi suất thi đấu LCS của mình để "tháo chạy".

Khởi đầu năm 2023, Team Solo Mid (TSM) Counter Logic Gaming (CLG) gây bất ngờ với người hâm mộ vì tin tức giải tán đội hình Liên Minh Huyền Thoại của họ, thậm chí là giải thể tổ chức. Hai cái tên này đã đánh dấu cho chuỗi domino sụp đổ đang xảy ra ở LMHT Bắc Mỹ - cái nôi của LMHT toàn cầu. Vậy do đâu?

LCS bán suất thi đấu

Mặc dù được coi là một trụ cột của LMHT chuyên nghiệp kể từ khi thành lập, nhưng đế chế của LCS đã lụi tàn dần theo năm tháng. Mọi thứ bắt đầu trở nên tệ hơn khi hệ thống franchise được tạo ra bởi Riot, và giải đấu Bắc Mỹ đã không đi lên thêm một lần nào nữa. Nhiều báo cáo cho thấy rằng việc nhượng quyền này chỉ khiến lương của tuyển thủ tăng lên, và các chi phí khác cũng tăng một cách vượt bậc. Kể từ đó, LCS đã thay đổi khá nhiều, từ thời gian cho tới ngày phát sóng...

Có nhiều lí do khiến các đội tuyển phải bán đi suất thi đấu của mình. Tóm gọn lại, có 4 lí do chính sau đây.

1. Tiền của nhà đầu tư đã cạn kiệt

Với tình hình suy thoái kinh tế, không có gì ngạc nhiên khi tiền của các nhà đầu tư đang cạn kiệt. Toàn bộ thế giới đang trải qua một sự thay đổi, và nhiều công ty đã bị ảnh hưởng nặng nề. Có lẽ yếu tố thay đổi cuộc chơi lớn nhất là sự sụp đổ của FTX, vì tiền điện tử đang quá biến động trong thời điểm hiện tại,

Vì FTX là một nhà đầu tư cực kì lớn nên những tổ chức liên quan có thể bị ảnh hưởng nặng nề về tài chính. Vì vậy, các đội LCS có thể kiếm được ít tiền hơn và điều này khiến việc cân đối ngân sách trở nên khó khăn. 

2. Lương quá cao

Mặc dù đây là một tin tức tốt đối với các tuyển thủ, nhưng nó không bền vững về sau. Đây cũng là một vấn đề với LCS khi từ lâu, họ đã nhập khẩu tuyển thủ từ các khu vực khác với một mức lương khổng lồ. SwordArt và Maple là những người đã kí hợp đồng với TSM với một con số khổng lồ, nhưng kết quả không được như mong đợi.

LCS bán suất thi đấu

Trong khi đó, các đội như FlyQuest hay Dignitas lại chi rất mạnh tay trong mùa chuyển nhượng vừa qua. Tuy nhiên, FlyQuest được đầu tư bởi một tập đoàn mới, thế nên chi tiêu không phải là vấn đề đối với họ, nhưng Dignitas không như vậy. Từ đó, việc trả lương cho tuyển thủ và các nhân sự tỏ ra khá chật vật và khiến các đội phải chùn bước.

Nhiều tổ chức như TSM hay TL đã áp dụng cách trả lương thấp hơn một chút, nhưng không thành công. Nhiều tuyển thủ khác tại LCS đã được yêu cầu nhận mức lương thấp hơn để giúp đỡ tổ chức vượt qua khó khăn. Và cho tới hiện tại, đây vẫn là vấn đề khá đau đầu của esports LMHT Bắc Mỹ.

3. Lượng người xem

LCS bán suất thi đấu

Trong trận chung kết LCS mùa Xuân 2023, giải đấu này thu hút loanh quanh khoảng 100 nghìn người xem cùng lúc, một con số vô lí nếu xét về lịch sử của LMHT tại khu vực này. Mặc dù sân vận động nơi diễn ra trận chung kết có khá nhiều người tham dự, nhưng nó vẫn tuột lại khá xa về số lượng so với quá khứ.

4. Tổ chức quản lí yếu kém

LCS bán suất thi đấu

Tuy nhiên, lý do lớn nhất có thể là sự quản lí yếu kém của các đội. Hầu hết các dội như TSM, Team Liquid, Evil Geniuses... đều tiêu xài quá trớn vì nghĩ rằng mình sẽ lấy lại được tiền. Đáng buồn thay, có vẻ như nó không diễn ra theo cách đó đối với hầu hết các đội. Các tập đoàn đứng sau đã cố gắng sử dụng nền tảng tài chính của mình để đạt được mức độ đặt ra mà không xây dựng chiến lược hay kế hoạch phù hợp để phát triển hơn nữa.

Các tài năng ở giải đấu Academy Bắc Mỹ đang trì trệ, và nền esports của đất nước này đang tụt lại phía sau. Trả lương cao là một con dao hai lưỡi và giờ họ đang phải đối mặt với điều đó.

Tiếp nối cho TSM và CLG, Dignitas và 100 Thieves đường như đang tìm cách bán đi suất thi đấu của mình theo như nhiều nguồn tin được lan truyền.

Xem thêm: "Phù thủy đường giữa" Bjergsen tuyên bố giải nghệ
Xem thêm: NRG chính thức mua lại suất thi đấu LCS của Counter Logic Gaming

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang