Kinh Khuyên là từ ngữ chỉ những người nằm trong nhóm thuộc giới văn nghệ sĩ Bắc Kinh, ngoài ra còn có Tây Bắc Khuyên
Kinh Khuyên là gì?
Kinh Khuyên là một từ dùng để nói về những người thuộc nhóm giới văn nghệ Bắc Kinh, ngoài ra thì chúng ta còn có những định nghĩa tương tự như Tây Bắc Khuyên (Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca, Lưu Bân, Tạ Phi, Ngô Thiên Minh, Điền Tráng Tráng, Cố Trường Vệ, Lục Xuyên, Đinh Hắc, Hầu Vịnh, Ngô Tử Ngưu, Lý Thiếu Hồng, Giả Chương Kha, Củng Lợi, Chương Tử Di, Tưởng Văn Lệ, Mã Tư Thuần…), Đông Bắc Khuyên (Triệu Bản Sơn, Huỳnh Thánh Y, Na Anh, Lý Á Bằng, Diêu Thần, Vương Phi…), Cảng Khuyên (HongKong), Đài Khuyên (Đài Loan).
Trong nhóm những nghệ sĩ Kinh Khuyên thì những nhân vật chủ lực thời kỳ đầu đáng chú ý mà chúng ta có thể kể tới bao gồm Vương Sóc, Nghiệp Kinh, Trịnh Hiểu Long, Nghiệp Đại Ưng, Khương Văn, Phùng Tiểu Cương, Trương Nguyên, Từ Tịnh Lôi, Triệu Bảo Cương, Cát Ưu, Mai Đình, Hoa Nghị Huynh Đệ,…
Một số cái tên nổi tiếng của làng giải trí cũng tham gia vào Kinh Khuyên thường được nhắc đến là Trần Vũ Phàm, Trần Hồng, Bạch Bách Hà, Vương Lạc Đan, Văn Chương, Huỳnh Hiểu Minh – AB, Ngô Diệc Phàm, Lý Dịch Phong, Triệu Vy, Châu Tấn, Trần Khôn, Đặng Siêu – Tôn Lệ, tiểu công chúa Quan Hiểu Đồng, tiểu thái tử Trần Phi Vũ…
Nguyên nhân hình thành của Kinh Khuyên
Sự hình thành nên Kinh Khuyên được cho là có mối liên hệ mặt thiết với 2 nhân vật, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Hiểu theo một cách đơn giản thì người đầu tiên chính là người khởi xướng, còn người tiếp theo là người thực hiện việc này.
Sau khi cuộc cải cách văn hóa kết thúc thì Đặng Tiểu Bình đã đề ra việc cải cách kinh tế, nhưng ông cũng dần phát hiện ra rằng ngoài phương diện kinh tế ra thì phương diện văn hóa cũng cần được đẩy mạnh nữa.
Lúc ấy ca khúc lưu hành của nhóm Đặng Lệ Quân và phim truyện Đài Loan - Hồng Kông phát triển mạnh, khiến cho ông ấy cảm nhận được nguy cơ, cho rằng phải sớm chuẩn bị. Vì thế ông ấy đưa ra phương châm xây dựng văn hóa.
Nhưng về mặt nhân sự, ông không bằng lòng dùng người vùng duyên hải Đông Nam, cho rằng họ bị ảnh hưởng sâu bởi Đài Loan và Hồng Kông. Vì thế ông ấy bắt đầu xây dựng ngành âm nhạc thịnh hành từ các Học viện âm nhạc lớn, cũng bỏ công sức ra nâng đỡ các Học viện nghệ thuật và Học viện âm nhạc lớn ở đại lục, nhất là những trường học nghệ thuật tại địa phương, ngoại trừ vùng duyên hải Đông Nam.
Với xuất phát điểm là muốn ứng phó với văn hóa Đài Loan và Hồng Kong nên nhân viên tại trường học nghệ thuật những năm đó đa số đều là những người ở phương Bắc hoặc Tây Nam và rất ít những người làm việc đến từ vùng duyên hải Đông Nam. Những người được chú trọng trong việc bồi bổ kiến thức căn bản cũng là những người đến từ phương Bắc hoặc Tây Nam.
Cuối cùng nhóm người này đều tụ tập đến trung tâm chính trị văn hóa Bắc Kinh, lâu dần hình thành nên giới văn nghệ Bắc Kinh. Mà giới văn nghệ Bắc Kinh lại được chia làm ba phái:
Phái thứ nhất là Nhân Nghệ, chính là diễn viên của rạp hát Nhân dân Nghệ thuật Bắc Kinh.
Phái thứ hai là Bắc Ảnh – xí nghiệp Sản xuất Điện ảnh Bắc Kinh.
Phái thứ ba chính là cái hiện tại chúng ta hay gọi là “Kinh Khuyên”. Nhân Nghệ tiến công kịch sân khấu, Bắc Ảnh tiến công màn ảnh rộng, còn “Kinh khuyên” khởi đầu dựa vào phim truyền hình.
Quan hệ trong Kinh Khuyên
Người đứng đầu, hay còn gọi là "bá chủ" của Kinh Khuyên sẽ có đặc điểm đó là "cùng chung một mối thù", khi có việc thì mọi người sẽ cùng hỗ trợ cho nhau, còn nếu có kẻ địch thì cả hội sẽ cùng nhau bài xích kẻ đó.
Từ Tịnh Lôi có thể được xem là một ví dụ điển hình nhất cho điều này, khi cô ấy đạo diễn phim thì Nghiệp Đại Ưng trở thành nam chính trong phim. Khi Từ Tịnh Lôi lần đầu tiên làm tạp chí thì nhân vật phỏng vấn quan trọng đầu tiên chính là Nghiệp Kinh. Lúc Từ Tịnh Lôi quay lại với nghiệp diễn thì Vương Sóc chính là người đã tự tay biên kịch cho cô.
Từ Tịnh Lôi: Nếu tôi 15 tuổi, tôi chắc chắn sẽ thích xem “Tiểu Thời Đại”.
Phùng Tiểu Cương: Không muốn xem “Tiểu Thời Đại”.
Triệu Bảo Cương ngầm châm biếm “Tiểu Thời Đại”.
Hệ quả mà những phe cánh của các nhân vật này mang lại đó là họ nâng ai lên thì người đó sẽ nổi. Hầu hết những nghệ sĩ có danh tiếng trong giới điện ảnh và truyền hình Bắc Kinh đều do một tay họ nâng đỡ. Toàn bộ quan hệ và tài nguyên phim ảnh nằm trong tay Kinh Khuyên, muốn lấy được tài nguyên thì đầu tiên nhất định phải có quan hệ tốt với vòng giao tế này.
Năm đó nghệ sĩ Hồng Kông đến đại lục đóng phim cần qua rất nhiều xét duyệt, nhưng Nghiệp Đại Ưng lại dễ dàng mời được Trương Quốc Vinh đối diễn với Mai Đình. Chỉ sau một bộ phim “Hồng sắc luyến nhân”, Mai Đình lập tức nổi. Sau này khi Mai Đình chuyển sang tấn công Quảng Châu và Hồng Kông, Nghiệp Đại Ưng còn thuê một studio tại Thâm Quyến, đặt rất nhiều người sáng tác, trong đó nổi tiếng nhất là “Toàn dân mục kích”, đạo diễn Phi Hành. Phim “Thiên Hạ Vô Tặc” vốn do Nghiệp Đại Ưng đạo diễn, nhưng sau này vì một số nguyên nhân mà giao cho Phùng Tiểu Cương.
Kinh Khuyên không chấp nhận Trương Nghệ Mưu, nghệ sĩ nào gia nhập Kinh Khuyên thì căn bản không đóng phim của Quốc sư. Chẳng hạn như Từ Tịnh Lôi, hợp tác với rất nhiều đạo diễn, chỉ duy nhất không hợp tác với Trương Nghệ Mưu. Vào năm 2001, Trương Nghệ Mưu quay phim “Anh Hùng”, chủ lực Kinh Khuyên là Hoa Nghị lập tức theo sát quay một bộ “Thiên địa anh hùng”.
Nguồn tổng hợp: Cbiz hóng thị