Tháng 4 là thời điểm cuối cùng trong quý 1 năm nay, và đã có biết bao tựa game hấp dẫn được tung ra. Nhưng bên cạnh đó cũng không thiếu những trò chơi dưới mức trung bình không nên đụng vào
Tháng cuối cùng trong quý 1 năm 2018 đã đến. Tính từ đầu năm 2018 cho tới nay, thị trường game offline đã đón nhận vô số những cái tên cực kì hấp dẫn, cả những phần game mới, hoặc các bản remaster của những tựa game cũ. Tuy nhiên, trong số các game được tung ra, cũng có không ít những sản phẩm đáng quên vì nhiều lý do. Có trò bị ghét vì hủy hoại những nền tảng đã được xây dựng vững chắc, có game bị đánh giá thấp vì lối chơi gây phản cảm với người khác, ... tựu chung lại, đây đều là những cái tên mà game thủ không nên bỏ tiền ra dù chỉ để ... chơi thử để rồi phải mắc công ngồi đề nghị hoàn trả sản phẩm (Nếu thanh toán qua Steam)
Metal Gear Survival
Metal Gear Survival vốn đã bị "nguyền rủa" từ trước khi ra mắt. Kể từ khi game được công bố, người hâm mộ thương hiệu Metal Gear đã bày tỏ sự phẫn nộ ở khắp mọi nơi, mà phần nhiều là do cách "đối nhân xử thế" của hãng Konami với cha đẻ dòng game này, ông Hideo Kojima. Rất nhiều người đã xem Metal Gear Survive không khác gì một kiểu "câu kéo thêm tiền" của Konami, và là "câu trả lời cho một câu hỏi không ai hỏi". Bản thân trò chơi cũng mang đến một số nét thú vị, như mối liên hệ đến Metal Gear Solid V: The Phantom Pain, các loại zombies khác nhau, ... nhưng việc "chìm lỉm" trong những lời phê bình đã khiến game không thể "ngóc đầu" lên nổi.
Nếu tách Metal Gear Survive ra khỏi thương hiệu Metal Gear thì nó cũng vui đấy chứ?
Past Cure
Mặc dù được miêu tả là "một tựa game kinh dị tâm lý đen tối làm mờ đi lằn ranh giữa giấc mơ và thực tại", nhưng với những ai đã mua game, Past Cure giống như một "cơn ác mộng trần gian", buộc bạn phải quay trở lại cuộc đời thông thường và buồn chán của mình. Past Cure có rất nhiều hứa hẹn lúc ban đầu, có một sự tập trung vào cốt truyện, và một chút trong đó vẫn đầy hứa hẹn, nằm đâu đó giữa một tựa game Max Payne và một bộ phim độc lập.
Past Cure mang trong mình vô số tiềm năng, nhưng không thể tận dụng hết
Cuối cùng, Past Cure là một nạn nhân của việc ném quá nhiều ý tưởng vào tường, cố gắng theo đuổi lối chơi bắn súng góc nhìn thứ ba, kinh dị tâm lý và thậm chí cả cơ chế giải đố, để rồi dẫn đến kết quả là không đạt được một điểm nào trong 3 điều trên. Game trở nên quá tầm thường trong mọi nỗ lực của nó. Giọng lồng tiếng kém cỏi, biểu cảm gương mặt kém cỏi (không thua gì Mass Effect: Andromeda), kẻ thù AI không hề có, và mọi thứ chỉ đơn giản là ... quá chán. Past Cure gần như chìm vào quên lãng, và nếu có ai đó còn nhớ tới game, có lẽ là họ đang kiểm tra xem tiền hoàn trả sản phẩm của họ trên Steam đã về lại trong ví hay chưa mà thôi.
Past Cure là một ví dụ điển hình cho việc ôm quá nhiều thứ vào người
Super Seducer
Thành thực mà nói, quả là một điều đáng kinh ngạc khi chúng ta đang nói về một game như Super Seducer trong năm 2018. Với những người chưa biết, Super Seducer là một "tựa game quyến rũ mô phỏng live-action" ... hướng đến việc dạy cho những người đàn ông vô vọng về cách tốt nhất để được lòng phụ nữ. Tất cả những điều này được truyền tải thông qua chính người đàn ông tự xưng là bậc thầy của nghệ thuật quyến rũ, Richard La Ruina. Chắc chắn vẫn có chút gì đó vui nhộn, nếu game đã không được thực hiện một cách quá nghèo nàn. Đôi khi, tựa game này có vẻ như đang tự chọc cười cho chính nó, nhưng cũng có lúc nó tạo cảm giác như nó là một công cụ giáo dục thực tế. Thể loại này có thể tạo sự hài hước vào thập niên 90, nhưng lúc này nó là thứ không nền tồn tại.
Khi một tựa game "đen" được "nâng tầm", nó sẽ trở thành Super Seducer
Bravo Team
Supermassive Games từng là một hãng game đáng chú ý trong mảng nội dung dành cho PlayStation VR. Họ đã cho ra đời sản phẩm chất lượng mang tên Until Dawn: Rush of Blood, và dường như đã tìm cách tạo nên tên tuổi bằng hai tựa game sau đó. Không may là, tựa game đầu tiên, The Inpatient, là một sản phẩm đáng quên, nhưng hóa ra vẫn tốt hơn cái tên còn lại, Bravo Team. Một cảm giác tổng thể khi đang ở bên trong không gian game tỏ ra không cân xứng, việc bắn súng không chính xác, và toàn bộ giống như một hiệu ứng đảo mắt thật sự. Không có hình ảnh gì hấp dẫn hay thậm chí là đầy đủ trong game, một sự xấu hổ thật sự dựa trên chất lượng mà game được quảng bá trước khi ra mắt.
Sau Until Dawn: Rush of Blood, Supermassive Games dần "sa lầy" với The Inpatient và Bravo Team
Fear Effect Sedna
Một tựa game tệ không phải lúc nào cũng thật sự ... tệ. Đôi khi, nó chỉ tệ vì đơn giản là nó quá chán, và không có niềm vui nào đọng lại khi chơi. Dù vậy, một game như Fear Effect Sedna, xứng đáng nhiều hơn là một cái nhún vai. Game là phần tiếp theo của Fear Effect, một tựa game có nền tảng người hâm mộ đáng nể. Tuy vậy, Sedna lại lấy đi những gì được xem là tuyệt vời nhất của phần trước, ném nó qua cửa sổ, và chuyển sang một góc nhìn từ trên xuống.
Fear Effect Sedna gần như loại bỏ toàn bộ những thành công của Fear Effect
Gần như mọi khía cạnh trong game đều kém cỏi. Tất cả các môi trường trong Fear Effect Sedna như dính lại với nhau, cùng giọng lồng tiếng kinh khủng, và cốt truyện quá phức tạp, ngay cả với những tiêu chuẩn của Fear Effect. Game đã tự hủy hoại mình vì hệ thống gameplay của nó, trong khi hãng phát triển biết rất rõ về seri này. Cuối cùng, Fear Effect Sedna là một sản phẩm có vẻ ngoài rẻ tiền, được thiết kế nghèo nàn mà có lẽ nếu không phải vì gắn với Fear Effect, nó sẽ không có cơ hội xuất hiện trên thị trường.
(Còn tiếp)
Nguồn: Tổng hợp