Assassin's Creed: Liệu đã đến lúc quay về với cái gốc của thương hiệu?
Những thay đổi trong lối chơi của 2 phiên bản Assassin's Creed gần nhất đã làm dấy lên các tranh cãi xoay quanh việc liệu rằng phần game tiếp theo có nên trở về với nguồn gốc ban đầu?
Tựa game tiếp theo trong thương hiệu cực kì thành công, Assassin's Creed, được cho rằng sẽ là Assassin's Creed Ragnarok, để người chơi bước chân vào hành trình của một sát thủ viking, một khía cạnh mà nhiều người hâm mộ cảm thấy khá phấn khích. Nhưng dựa vào lịch sử gần đây của Assassin's Creed, một số khác lại tỏ ra khá dè dặt, khi seri này lựa chọn xa rời phong cách phiêu lưu - hành động và chuyển sang hướng hành động - nhập vai. Cộng đồng hâm mộ cũng đã "chia năm xẻ bảy" vì vấn đề này, khi một bên thì yêu thích phong cách cũ, còn một bên yêu thích lối chơi mới. Bên nào cũng có những điểm trừ và điểm cộng, do đó hãy cùng tìm hiểu xem hai phong cách chơi này lợi/hại như thế nào, và liệu tựa game Assassin's Creed tiếp theo nên đi theo hướng nào hơn cả.
Khi Assassin's Creed là một game nhập vai
Việc trở thành một tựa game hành động - nhập vai thực sự đã giúp mọi thứ trở nên thú vị hơn một chút với thương hiệu này. Các yếu tố như thăng cấp, tìm trang bị tốt hơn, học kĩ năng và hướng đến một tựa game có nhiều giá trị chơi lại hơn so với các phần game Assassin's Creed trước đó, và đó không chỉ là những lợi thế duy nhất. Một trong những điểm quan trọng của bất kì tựa game nhập vai nào là những sự chọn lựa và khả năng tùy chỉnh. Sử dụng những cây kĩ năng có trong các tựa game như Assassin's Creed Odyssey, người chơi có thể tùy chỉnh nhân vật của mình sao cho phù hợp với phong cách chơi.
Với những ai yêu thích khả năng ám sát kẻ thù đứng gần, có một cây kĩ năng giúp tái hiện lối chơi đó, và với những ai thích "hổ báo" xông pha, cây kĩ năng Warrior cũng sẵn sàng. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Đầu tiên, việc có các yếu tố nhập vai buộc người chơi phải dành ra quá nhiều thời gian để phát triển, thử nghiệm và cân bằng toàn bộ các tùy chọn nhân vật này, và quãng thời gian đó không được dùng để tạo nên một câu chuyện tốt hơn hay thiết kế các cảnh quan. Ngoài ra, trong khi những tựa game Assassin's Creed gần đây rõ ràng là các tựa game nhập vai chất lượng, chúng lại ít mang đến cảm giác của dòng game sát thủ, và có lẽ phù hợp với một seri mới hơn là tiếp tục với cái tên Assassin's Creed.
Khi Assassin's Creed là một game phiêu lưu - hành động
Tựa game đầu tiên bắt đầuvào năm 2007, Assassin's Creed, chắc chắn là một game phiêu lưu hành động. Game có những pha chiến đấu, và tiến trình nhân vật đối với trang bị cùng các kĩ năng, nhưng tiến trình này tuyến tính hơn và ít tùy chỉnh hơn. Kể cả như vậy, lối chơi của những phần game Assassin's Creed đầu tiên vẫn mang đến cảm giác thỏa mãn, khiến người chơi cảm nhận được sức mạnh khi có thể hạ gục vô số kẻ thù một cách dễ dàng, hạ gục bất kì mục tiêu ám sát nào, và chu du đến nhiều nơi trên thế giới. Kết quả của điều này là làm cho seri Assassin's Creed bị xem là quá dễ, vậy nên cái khó là tìm được sự hài lòng giữa hướng đi này và phong cách nhập vai hoàn toàn của những phần game sau đó.
Giải pháp nào cho Assassin's Creed?
Việc loại bỏ toàn bộ những yếu tố nhập vai khỏi Assassin's Creed Ragnarok chắc chắn là một cách tuyệt vời để ... làm phật lòng một phần lớn cộng đồng hâm mộ yêu thích những thay đổi của seri trong vài năm trở lại đây. Ngoài ra, bản thân bối cảnh viking sẽ phù hợp hơn với phong cách chiến đấu mở xuất hiện trong những game như Odyssey, thế nên khả năng cao là người chơi sẽ tiếp tục nhìn thấy những thứ như các cuộc chiến tranh triền miên. Nhưng có lẽ không quá tệ khi bỏ bớt một vài yếu tố nhập vai, và quay về nguồn gốc của seri bằng cách tăng thêm cảm giác của một game phiêu lưu - hành động. Tìm được sự cân bằng giữa hai lối chơi sẽ là một thách thức cho Ubisoft, nhưng rõ ràng nó có lợi rất lớn cho thương hiệu này.
Bài cùng chuyên mục