Cả Last of Us và Resident Evil đều mang đến hình ảnh hỗn loạn do sự truyền nhiễm gây nên, nhưng các câu chuyện nền tạo ra sự quái dị của hai thương hiệu này thực sự rất khác nhau
The Last of Us và Resident Evil là 2 thương hiệu game tương đồng nhau trong việc tạo nên nhiều sự tò mò cho người hâm mộ về cách mà xã hội đối phó với các mối đe dọa lây nhiễm, và cách mà những đại dịch này thể hiện trong các môi trường khác nhau. Mỗi tựa game có những hướng tiếp cận riêng trong việc tạo ra các sinh vật đáng sợ với một số đặc điểm tương đồng nhau, nhưng lại là những thế giới riêng biệt trong cốt truyện về các biểu hiện của chúng. Trong khi T-Virus của Resident Evil có thể chiếm lấy vật chủ trung bình trong vài giờ, và biến họ thành những con zombie vô tri đói khát, giai đoạn biến đổi vật chủ ban đầu thông qua virus Cordyceps trong The Last of Us mất đến vài ngày. Cordyceps cũng phá hủy nhân dạng ban đầu của vật chủ khi chiếm lấy não bộ, nhưng biến họ thành những mối đe dọa biết chạy, thay vì những con zombies vụng về. Virus Cordyceps có nhiều giai đoạn hơn so với một bước chuyển hóa thành zombie của T-Virus, nhưng đôi lúc nó có thể mất hơn một năm để ai đó qua khỏi giai đoạn đầu và biến đổi sang giai đoạn tiếp theo.
Những điểm giống nhau của kẻ địch trong Resident Evil và The Last of Us
Giai đoạn thứ hai của virus Cordyceps là giai đoạn Stalker, trong đó não bộ hoàn toàn bị chiếm đoạt bởi tế bào nấm. Chúng vẫn giữ được trí tuệ của giai đoạn đầu, và khả năng nhìn, khi mà tế bào nấm chưa hoàn toàn che hết mắt và tầm nhìn. Mặt khác, trong khi những con zombies di chuyển chậm chạp của Resident Evil hiếm khi tiến hóa theo nhiều hướng cho phép các vật chủ đã chết thể hiện khả năng tinh thần tương tự như một Runner hay Stalker của The Last of Us, C-Virus trong Resident Evil 6 hay trước đó là kí sinh trùng Las Plagas trong Resident Evil 5 có lẽ giống nhất. C-Virus khi tiêm nhiễm vào máu của vật chủ sẽ cho phép trí thông minh tồn tại, và thậm chí cả khả năng sử dụng vũ khí.
Tuy vậy, không như nấm Cordyceps, những người nhiễm C-Virus vẫn có ý thức ở một mức độ nào đó về bản thân và nhân tính trước đây, tin vào ý thức hệ hoặc mục tiêu chung của tổ chức họ thuộc về, hoặc các chỉ thị họ được giao cho. Trong trường hợp của Resident Evil 6, đó là mục tiêu thống trị thế giới của Neo-Umbrella. Kí sinh trùng Las Plagas trong Resident Evil 5 có lẽ giống với giai đoạn thứ nhất và thứ hai của tế bào nấm Cordacyeps trong The Last of Us nhất, thậm chí còn giống hơn cả kí sinh trùng Las Plagas trong Resident Evil 4. Trong phần 4, và tương tự với C-Virus trong RE 6, vật chủ phải phục tùng các tác động, sự biến đổi và mục tiêu của kí sinh trùng Las Plagas và một thủ lĩnh, rất hiếm khi giữ được nhận thức trước đây.
Trong Resident Evil 5, kí sinh trùng Las Plagas mới được tạo ra bởi Tricell khiến cho một vật chủ sẽ phải miễn cưỡng chấp thuận những chỉ thị của một vật chủ dẫn đầu cụ thể, do đó rất khó để có được bất kì nhận thức nào về hình thái trước đây, vì vậy được xem là giống với loại kẻ thù phổ biến trong The Last of Us ở hai giai đoạn ban đầu nhất. Kẻ thù nổi tiếng nhất trong The Last of Us có lẽ là Clicker, giai đoạn 3 của quá trình biến đổi do tế bào nấm Cordyceps gây ra. Lúc này, tế bào nấm sẽ cung cấp áo giáp cho vật chủ, và giác quan của chúng biến đổi sang sóng âm thanh để di chuyển thay vì tầm nhìn. Các vật chủ có thể duy trì tình trạng này trong vài năm, nghĩa là The Last of Us 2 có thể sẽ có nhiều Clicker hơn, khi mà nhiều năm đã trôi qua.
Trong Resident Evil, có rất ít kẻ thù tương đồng với vật chủ của tế bào nấm Cordyceps ở giai đoạn lây nhiễm thứ ba này, trừ những sinh vật bị lây nhiễm virus T-Abyss trong Resident Evil: Revelations. Virus T-Abyss được tạo ra bằng cách kết hợp T-Virus với một chủng virus mới được tìm thấy trong loài cá tầng sâu, được gọi là virus Abyss, cho phép lũ cá tự che chắn bản thân trước áp lực nước ở những độ sâu đáng kể. Một vài người bị nhiễm virus T-Abyss này trong Resident Evil Revelations phát triển san hô trên cơ thể, và phụ thuộc nhiều vào việc tiêu thụ chất lỏng, qua đó tạo nên một lớp chất lỏng che chắn và bảo vệ chúng, đồng thời khiến cơ thể chúng trở nên nhanh nhẹn và linh hoạt một cách đặc biệt, khiến việc giết chúng sẽ tốn nhiều đạn hơn zombie thông thường.
Ngoài ra, tuy chưa được xác nhận, nhưng chúng gần như không có mắt, qua đó cho thấy có lẽ chúng điều hướng bằng các giác quan khác thay vì tầm nhìn, tương tự giai đoạn 3 của Cordacyeps. Giai đoạn 4 của vật chủ lây nhiễm tế bào nấm Cordyceps là Bloater. Lúc này, chúng hoàn toàn được che phủ trong lớp giáp nấm, và giống như giai đoạn 3, sử dụng âm thanh với tiếng vọng để điều hướng hoặc đi săn. Ở giai đoạn này, những kẻ thù duy nhất trong Resident Evil có nét tương đồng là những con trùm cụ thể, được tạo ra bởi các tiểu chủng vi khuẩn với các mục đích cụ thể, và thường có một loại khiên sinh học trên người khiến chúng trở nên khó bị giết hơn. Tuy vậy, ngay cả những kẻ địch cứng cáp hơn của Resident Evil cũng tùy thuộc nhiều vào khả năng tự hồi phục thay vì chỉ dựa vào tấm khiên cứng hơn tương tự như Bloater.
Trong khi rõ ràng không có giai đoạn 5 của tế bào nấm Cordyceps, The Last of Us 2 sẽ giới thiệu một kẻ thù mới, Shambler, và được xem là một dạng biến đổi khác tương tự như Bloater. Nhìn chung, trong khi cả The Last of Us và Resident Evil đều có những loại kẻ địch khác nhau, The Last of Us mang đến sự đa dạng thông qua một chu kì tiến hóa dài hơn, có thể kéo dài đến nhiều năm. Những loại kẻ thù trong Resident Evil là kết quả của các chủng virus cực kì khác nhau do con người tạo ra, tế bào nấm hoặc kí sinh trùng, và tạo ra tác động gần như ngay lập tức, hoặc đôi khi là vài giờ. Tuy vậy, sự sụp đổ của xã hội trong cả hai trường hợp đều rất giống nhau, khi giai đoạn đầu của nấm Cordyceps khiến con người trở nên điên loạn và biến họ thành những mối đe dọa đến người khác. Dựa trên khung thời gian nhanh chóng của cả giai đoạn đầu của tế bào nấm Cordyceps và sự biến đổi của T-Virus, sự hủy diệt của xã hội có thể nhanh chóng trở nên hỗn loạn.
Chúng ta sẽ phải chờ đến khi Resident Evil 3 Remake ra mắt để chứng kiến sự sụp đổ của nó trước sự lây lan T-Virus, nhưng có vẻ như thành phố Raccoon của Resident Evil lụi tàn chậm hơn so với The Last of Us, khi mà mọi thứ xảy ra gần như ngay lập tức, không hề có sự cảnh báo. Trong khi có những nét tương đồng giữa giai đoạn đầu của nấm Cordyceps và sự biến đổi T-Virus, các nhà phát triển hai tựa game rõ ràng có hai quan điểm khác nhau về tỷ lệ hoặc tốc độ sụp đổ của xã hội mình. Điều này có lẽ bởi vì nhiều người hơn bị lây nhiễm với các bào tử trong không khí của nấm Cordyceps cùng một lúc, khiến cho một phần lớn dân cư bị phá hủy bởi sự điên cuồng của giai đoạn đầu trong cùng một thời điểm. Còn với Resident Evil, chỉ có một vài người ban đầu phơi nhiễm với T-Virus trong thành phố Raccoon ở giai đoạn đầu, mà trước hết phải lây lan dưới sự hỗn loạn của một thành phố bị cách ly, khiến mọi người mắc kẹt trong tầm ảnh hưởng lây lan và tích tụ kéo dài vài ngày của T-Virus.
Những chủng virus khác của Resident Evil, như C-Virus trong Resident Evil 6, tồn tại dưới dạng sương và ngay lập tức tạo nên hỗn loạn cho một thành phố, nhưng nó không bị lây lan bởi việc cắn những người khác, khiến nó trở thành một mối đe dọa dễ kiểm soát hơn. Các kiểu lây nhiễm và sự sụp đổ xã hội khác nhau trong Resident Evil với The Last of Us đều mang đến giả thuyết về những gì mà xã hội loài người có thể trở thành, nếu sự truyền nhiễm như vậy có tồn tại. Chúng mang đến các mô hình khác nhau cho những trường hợp giống nhau của các sự kiện bệnh truyền nhiễm, với The Last of Us miêu tả một thế giới hậu tận thế do một thứ gì đó vượt ngoài tầm kiểm soát, còn Resident Evil sử dụng khái niệm vũ khí sinh học để cho thấy sự hỗn loạn bị kiểm soát bởi con người. Resident Evil 3 Remake sẽ ra mắt ngày 3 tháng 4 trên PC, PS4 và Xbox One.