Người sáng lập Huawei Nhậm Chính phi (Ren Zhengfei) đã đánh giá thấp tác động ký sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Mỹ Trumb mới đây ban hành có thể làm tê liệt khả năng hợp tác của Huawei với các công ty Mỹ như Google và Qualcomm.
Người sáng lập Huawei Nhậm Chính phi (Ren Zhengfei) đã đánh giá thấp tác động ký sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Mỹ Trumb mới đây ban hành có thể làm tê liệt khả năng hợp tác của Huawei với các công ty Mỹ như Google và Qualcomm.
Theo báo Global Times, ông Nhậm Chính Phi đã trả lời báo chí tại trụ sở của Huawei ở Thẩm Quyền (Trung Quốc) ngay sau khi Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei. Ông cho rằng quyết định gia hạn thêm 90 ngày chẳng có ý nghĩa gì với hãng vì họ đã biết trước sớm muộn chuyện này cũng sẽ xảy ra nên đã lên kế hoạch dự phòng từ lâu.
Ông Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), người sáng lập Huawei (nguồn: Internet)
“Trong một thời điểm quan trọng như vậy, tôi biết ơn các công ty Mỹ vì họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của Huawei và cho thấy sự tận tâm của họ đối với vấn đề này”, ông Nhậm nói.
“Theo như tôi biết, các công ty Mỹ đã nỗ lực thuyết phục chính phú Mỹ cho phép họ hợp tác với Huawei … Chúng tôi cần chipset do Mỹ phát triển và chúng tôi không thể loại trừ các sản phẩm của Mỹ với suy nghĩ hẹp hòi.”
Trên tài khoản Twitter, trang Global Times đã trích dẫn một câu phát biểu của ông Nhậm, với nội dung: “Hỗ trợ #Huawei không nhất thiết là bạn nên mua điện thoại thông minh #Huawei. Các thành viên gia đình tôi sử dụng (sản phẩm) #Apple trong một thời gian rất dài.”
Theo Reuters, ông Nhậm nói rằng các hạn chế thương mại sẽ không ảnh hưởng đến việc triển khai 5G của Huawei và tự tin cho rằng sẽ không có đối thủ nào bắt kịp công nghệ của công ty này trong hai đến ba năm tới. Đồng nghĩa với việc Mỹ đang “xem thường sức mạnh của Huawei”.
Ông Nhậm Chính Phi, 74 tuổi, là một cá nhân nổi tiếng gần như không bao giờ trả lời phỏng vấn, nhưng thời gian gần đây trước diễn biến căng thẳng giữa Huawei và Mỹ, ông đã phải xuất hiện nhiều hơn trước giới truyền thông để đưa ra những thông điệp mạnh mẽ từ ông lớn về công nghệ của Trung Quốc trước những cáo buộc từ phía Mỹ.
Ngày 15/5, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Động thái này sẽ ngăn Huawei bán các thiết bị chạy trên ứng dụng Play Store và Google, cũng như xây dựng các sản phẩm điện thoại với các thành phần linh kiện do Mỹ sản xuất.
Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng lệnh cấm trong ba tháng, cho phép Huawei mua hàng hoá do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại. Hãng cũng được phép tiếp cận phần mềm nhằm cung cấp các bản cập nhật cho thiết bị cầm tay hiện nay. Huawei cho biết họ đã xây dựng một hệ điều hành thay thế và phần cứng dự trữ cho biến cố này.
Theo IDC, Huawei là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai trên thế giới với 19% thị phần, chỉ sau Samsung, trong quý I/2019.