Sự phát triển của năng lượng hạt nhân đã khiến người ta quên đi mất một đoạn lịch sử của World War II, nơi mà cuộc chiến trên biển khốc liệt không kém nơi lục địa. Quái vật trên biển ở thời kỳ đó, chỉ có thể là những chiến hạm.
Từ những đội thuyền chiến của người Vikings, cho tới bao huyền thoại của “kỷ nguyên hải tặc” tung hoành các đại dương ở thế kỷ thứ 17-18,… con người đã dành một phần không nhỏ tinh hoa của mình để chinh phục biển cả.
Và cho đến thời kỳ hiện đại, khi mà nền khoa học kỹ thuật phát triển, những chiến hạm kỳ vỹ, hùng mạnh lần lượt ra đời, tạo nên những trận đánh ác liệt thay đổi cả lịch sử nhân loại. Thời kỳ dữ dội đó đã được tái hiện trong game Thủy Chiến - nơi mà bạn, chính bạn, sẽ trực tiếp điều khiển những “con thủy quái” khét tiếng ấy, quét sạch mọi kẻ thù trên đại dương bao la. Hãy tìm hiểu lịch sử ngoài đời thực của các loại tàu xuất hiện trong Thủy Chiến để luôn chiếm thế chủ động “biết địch biết ta” trong mỗi trận đánh.
Tuần Dương Hạm
Tuần Dương Hạm được mệnh danh là “sát thủ lang bạt”
Trước hết, cần phải kể đến những “sát thủ lang bạt” - Tàu Viễn Dương (Cruiser) hay còn gọi là Tuần Dương Hạm. Xuất hiện lần đầu tiên từ thế kỷ thứ 17 với cái tên “Frigate”, những chiếc Tuần Dương Hạm mang trong mình tinh thần của phong cách thủy chiến thời bấy giờ, khi mà những hạm đội, do vấn đề thông tin hạn chế cũng như số lượng chưa nhiều, phải chia nhỏ thành những nhóm tàu riêng rẽ và hoạt động độc lập.
Những tàu này tuy không được trang bị hỏa lực quá cao nhưng lại có ưu điểm về độ cơ động với tốc độ cùng khả năng chuyển hướng mạnh mẽ. Với những tính năng như thế, tàu viễn dương được tin dùng trong những hoạt động chiến thuật, với nhiệm vụ trinh sát và bất ngờ tấn công tàu thương mại của phe địch.
Tàu Tuần Dương Atlanta
Thời kỳ đỉnh cao của Tuần Dương Hạm là vào cuối thế kỷ thứ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, khi mà các trận chiến chớp nhoáng - sở trường của loại tàu chiến này - diễn ra liên tục. Cái tên nổi bật nhất trong gian đoạn này là chiếc Tone của Hải quân Nhật Bản, kẻ từng đem lại sự sợ hãi trên khắp Thái Bình Dương, trong đó có cả trận Trân Châu Cảng. Về sau này, tuy Tuần Dương Hạm ngày càng được sản xuất nhiều hơn, nhưng vài trò của chúng thiên về phòng thủ và hộ tống, chứ không còn tấn công dữ dội như xưa nữa.
Chiếc Tone khét tiếng của Hải quân Nhật Bản
Trong game Thủy Chiến, tính năng và vai trò của những chiếc tàu tuần dương mang hơi hướng hiện đại nhiều hơn. Ở nhiều bản đồ chiến đấu, tuần dương là loại tàu không thể thiếu trong đội hình: hỏa lực vừa đủ, tốc độ vừa đủ, lượng máu và giáp không quá yếu – thật dễ hiểu khi Tuần dương là lựa chọn được yêu thích của nhiều game thủ.
Tone trong game Thủy Chiến
Thiết Giáp Hạm
Song hành cùng những chiếc Tuần Dương Hạm thống trị đại dương trong thời kỳ từ Thế chiến thứ hai trở về trước, chính là những chiếc Thiết Giáp Hạm (Battleship). Đây là những pháo đài trên biển thực sự, được chế tạo với mục đích trở thành hỏa lực chính trong các trận chiến trực diện, hoặc vây ráp các thành phố cảng. Trang bị trong mình những họng súng hủy diệt có sức mạnh lớn nhất cùng lớp vỏ dày dặn, Thiết Giáp Hạm từng là biểu tượng cho sức mạnh hải quân của các cường quốc.
Thiết Giáp Hạm khi vào game
Trận chiến nổi tiếng nhất nơi mà các tàu Thiết Giáp phô diễn toàn bộ sức mạnh của chúng là trận Tsushima của Hải quân Nhật Bản với sự dẫn đầu của soái hạm Mikasa, được chỉ huy bởi Đô đốc huyền thoại Togo Heihachiro, đã hủy diệt hai phần ba hạm đội Nga của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky.
Thiết Giáp Hạm Mikasa
Về sau này, khi mà sự phát triển của thông tin tin liên lạc cùng đạn đạo học đã ảnh hưởng quá lớn, thì những nhược điểm của thiết giáp hạm, đặc biệt là tốc độ chậm chạp cùng tầm hoạt động bị hạn chế, đã khiến chúng không còn được tin dùng trong hải quân các nước nữa. Tuy nhiên, trong Thủy Chiến thì loại tàu này vẫn được tái hiện đầy hào hùng sống động, và được nhà sản xuất "buff" lên kha khá. Thiết Giáp Hạm luôn luôn là dòng hỏa lực lớn nhất game, giáp giày và lượng máu cao khiến chúng thực sự là tấm lá chắn vững chắc cho đồng đội.
Mikasa trong Thủy Chiến
Hãy cứ tưởng tượng khi xung quanh toàn các Khu trục và tuần dương với lượng máu chỉ tầm 6000 đến 12000, chiếc Thiết Giáp Hạm của bạn lừng lững xuất hiện với 32000 máu, quả thật khiến đối thủ nản lòng.
Tìm hiểu thêm về các loại tàu tại http://thuychien.vn hoặc http://facebook.com/thuychien.vn