Từ thể loại Auto Battlers cho đến Walking Simulators, tất cả đã tạo nên một giai đoạn 10 năm vô cùng thú vị trong ngành công nghiệp game
Đã 2 tháng kể từ khi chúng ta bước vào thập kỷ mới, với sự khởi đầu của PlayStation 5 và Xbox Series X. Nhưng hiện tại, có thể thấy hai hệ máy này chưa tạo nên những thay đổi thực sự mạnh mẽ nào. Do đó, hãy cùng nhìn lại thập kỷ vừa qua - bắt đầu với việc ra mắt hai hệ console mới là PlayStation và Xbox One - để rồi kết thúc với việc ra mắt Nintendo Switch. Trong khi đó, thế giới game PC tái khẳng định sự thống trị của mình, còn các tựa game di động vẫn tiếp tục đi con đường của riêng mình. Xuyên suốt thập kỷ qua, "khẩu vị" của cộng đồng game đã thay đổi rất nhiều. Những thay đổi đó được đánh dấu bởi sự sáng tạo ra một số thể loại game hoàn toàn mới. Hãy cùng nhìn lại những thể loại chỉ vừa được khai sinh từ năm 2009 đến nay, và chúng nói gì cho chúng ta về "mặt bằng" game trong năm 2020 cũng như xa hơn nữa.
Tự động chiến đấu (Auto Battlers)
Mặc dù theo thứ tự bảng chữ cái, đây là thể loại đầu tiên, nhưng "tuổi đời" của nó lại nhỏ nhất trong danh sách này. Dựa vào truyền thống của cơ chế soạn thảo trong các trò chơi thu thập thẻ bài và các trận chiến hoạt hình từ những tựa game PC cũ như Battle Chess, Auto Battler là một sự tổng hợp thú vị. Người chơi sẽ tạo nên một nhóm anh hùng ngẫu nhiên, chiến đấu độc lập theo từng vòng, và người nào còn tướng trên chiến trường là người giành chiến thắng sau cùng. Thể loại này bắt đầu với Pokemon Defense, một bản mod dành cho Warcraft 3: Reign of Chaos, tùy thuộc vào việc người chơi hiểu được các Pokemon khác nhau chiến đấu thế nào.
Cho đến nay, mọi tựa game Auto Battler theo sau đều có chung công thức, ít nhiều tùy thuộc vào nền tảng mà nó dựa vào. Xu hướng này lan sang Dota 2 với bản mod Auto Chess, và sau đó trở thành Dota Underlords của Valve, rồi tiếp nối bởi Teamgight Tactics của Riot Games. Cả ba đều vẫn đang rất thịnh hành, trong khi chế độ Battlegrounds mới được công bố cho tựa game Hearthstone dường như là một sự bổ sung thích hợp trên PC và các thiết bị di động. Cũng như các tựa game MOBA ra mắt trước đó, phần lớn mức độ phổ biến của các tựa game thể loại Auto Battlers đều không tiếp cận được với những người chưa có kiến thức nhất định về những gì chúng dựa vào, vậy nhưng chúng vẫn có lượng khán giả khổng lồ. Hướng đi tiếp theo của chúng là một trong những câu hỏi thú vị nhất của thập kỷ tiếp theo.
Battle Royale
Thể loại Battle Royale đã bùng nổ vào năm 2017 với sự xuất hiện của PlayerUnknown's Battlegrounds. Được tạo ra bởi Brendan "PlayerUnknown" Greene, tựa game này thực chất là dự án thứ ba của ông liên quan đến thể loại này. Được truyền cảm hứng bởi sự thành công của DayZ, Greene ban đầu đã phát triển một chế độ sinh tồn 100 người chơi trong tựa game mô phỏng quân đội của Bohemia Interactive, Arma 2. Sau đó, ông kí hợp đồng với Daybreak Games để tạo ra chế độ tương tự cho H1Z1, để rồi nó trở nên thú vị hơn cả bản thân trò chơi. Nhưng sự thành công của tựa game độc lập PUBG mới là một sự bùng nổ thực sự Nó vẫn là một trong những tựa game phổ biến nhất trên Steam, và cả trên các nền tảng di động trên toàn cầu.
Và không có gì lạ khi các công ty khác bắt đầu tiếp nối theo, với đối thủ đáng chú ý nhất trong cùng thể loại này có lẽ là chế độ Battle Royale của Fortnite, với sự phổ biến trải rộng trên cả PC, console lẫn các thiết bi di động. Ngoài PUBG, Fortnite và "kẻ đến sau" Apex: Legends, các tựa game battle royale khác vẫn chưa tạo được nhiều sự chú ý. Ngoại lệ đáng chú ý nhất là chế độ battle royale Blackout của Call of Duty: Black Ops 4, vẫn đang phổ biến trong cộng đồng hâm mộ thương hiệu này. Nhưng không một cái tên nào ăn sâu vào tiềm thức của giới game thủ hiện nay như PUBG hay Fortnite. Với sức hút của Fortnite vẫn đang duy trì cho đến nay, không có nhiều nhà phát hành và phát triển nghĩ đến việc đối đầu trực diện với tựa game này, mà thay vào đó chủ yếu chờ xem liệu Epic Games có thể tiếp tục giữ vững phong độ của game sang thế kỷ tiếp theo hay không.
Thu thập thẻ bài kĩ thuật số (Digital Collectible Card Games)
Hearthstone năm 2014 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho thể loại game chiến thuật này. Các tựa game thu thập thẻ bài giờ đây không còn bị giới hạn ngoài thế giới thực nữa. Những gì tiếp nối sau đó là một loạt những tựa game bổ sung thêm sự đa dạng, như Gwent: The Witcher Card Game, The Elder Scrolls: Legends và Slay the Spire năm 2018. Phần lớn phụ thuộc vào việc thay đổi nhịp độ và "dòng chảy" của tựa game thẻ bài truyền thống, và có phần tạo cảm giác bị ngắt quãng khi người chơi ngừng giữa lượt của đối thủ để phản đòn. Ngược lại, Hearthstone và các tựa game còn lại vẫn duy trì lối chơi đánh theo lượt.
Điều thú vị nhất khi nhìn thấy sự phát triển của thể loại Digital CCG này là nó đã buộc đội ngũ Wizards of the Coast, những người tạo nên tựa game thu thập thẻ bài đầu tiên, Dungeons & Dragons, phải bắt tay vào tạo ra phiên bản kĩ thuật số của riêng họ với tên gọi Magic: The Gathering Arena. Và điều thú vị là Arena vẫn có những nét độc đáo của riêng mình, mang đến toàn bộ sự phức tạo của game thẻ bài ma thuật truyền thống, và thậm chí còn bắt kịp nhịp độ ngày nay với những bộ bài mới. Người hâm mộ giờ đây hoàn toàn có thể hi vọng vào nhiều sự bùng nổ hơn nữa của các "bài thủ" trong thập kỷ mới.
Game click chuột (Clicker Games)
Trước tháng 8 năm 2013, chưa hề có một tựa game nào được gọi là game "clicker". Và đó là lúc lập trình viên người Pháp Julien "Orteil" Thiennot tung ra bản thử nghiệm của Cookie Clicker, và nhanh chóng có được những "tín đồ" của riêng mình. Giờ đây, nó lại trở thành một trong những thể loại phổ biến nhất trên Steam và các nền tảng di động. Trong tựa game thuộc thể loại "clicker", những gì người chơi cần làm là nhấn một nút hoặc một chuỗi nút, lặp đi lặp lại, đến khi trò chơi tự vận hành. Đó cũng là lý do vì sao chúng còn được gọi là "những trò chơi nhàn rỗi".
Bên dưới bề mặt có phần nhàm chán, thể loại clicker thật sự chắt lọc được sự thú vị của khả năng tối ưu hóa. Làm thế nào để bạn phải nhấn ít đi, nhưng mỗi cú nhấn đều đáng giá hơn trước? Ngày nay, những tựa game clicker mang chủ đề Dungeons & Dragons như Iddle Champions of the Forgotten Realms đang nằm trong số các game phổ biến nhất trên Steam. Nó vẫn tiếp tục tự chơi sau khi bạn tắt đi, tưởng thưởng cho những game thủ lâu lâu quay lại với hàng đống chiến lời phẩm để tiếp tục. Đó là một chu kì nhỏ thú vị, và tương đối sinh lời đối với một tựa game miễn phí, nhưng dường như thể loại này vẫn chưa phát huy được tiềm năng thực sự của nó.
Bắn súng nhặt đồ (Loot Shooter)
Borderlands là thương hiệu đã khởi đầu xu hướng "bắn súng nhặt đồ" vào năm 2009, với lời hứa hẹn về hàng triệu khẩu súng, mỗi khẩu súng đều khác biệt nhau. Nay, thể loại này đang tồn tại trong số những tựa game thành công nhất trên thị trường, thu hút những hãng game lớn xung quanh. Bí mật của sự thành công trong thể loại này là sự cải tiến lối chơi vòng lặp cốt lõi của thể loại game bắn súng. Nếu việc bóp cò, nạp đạn vũ khí và di chuyển xung quanh không thú vị, người chơi sẽ không có hứng quay lại, bất kể các nhà phát triển mang đến bao nhiêu món đồ hấp dẫn đi chăng nữa. Các chủ đề của thể loại này cũng rất đa dạng, từ khoa học viễn tưởng như Destiny 2, cho đến yếu tố hậu tận thế của Tom Clancy's The Division 2, đảm bảo luôn có sự lựa chọn cho bất kì đối tượng game thủ nào.
Tác dụng phụ của khía cạnh nhặt đồ trong các tựa game này, là một phần lớn trong cộng đồng sẽ chơi trò mà họ lựa chọn đến mức gần như loại trừ mọi thứ khác. Các trang bị chất lượng cao không xuất hiện quá nhiều, vì người chơi chỉ nhận được nó thông qua hàng chục giờ chơi, đồng nghĩa với việc phải liên tục góp mặt trong game. Sự mệt mỏi của người chơi trở thành vấn đề thực sự, và không thể giải quyết bằng việc tập trung sản xuất phần game tiếp theo trong cùng một seri. Việc tìm những tựa game bắn súng nhặt đồ giờ đây càng trở nên giống như lựa chọn nền tảng để chơi. Các trò chơi đang tồn tại và các tựa game mới sẽ ngày càng có vòng đời dài hơn xuyên suốt thập kỷ tiếp theo, với những chế độ chơi mới được bổ sung bên trong, nhằm khiến cho người chơi không ngừng quay trở lại.
(Còn tiếp...)