Sau lệnh cấm game online tại Trung Quốc, chuyện gì đang thật sự xảy ra?

Nguyễn Tiến Khoa

Sau lệnh cấm khá gắt gao khi chỉ cho game thủ dưới 18 tuổi 3 giờ chơi mỗi tuần, mọi thay đổi này liệu có thật sự mang lại thay đổi lớn nào đối với giới trẻ và xã hội tại đây hay mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn với lệnh cấm gắt gao khác được áp dụng?

Nếu bạn chưa biết, sau nhiều sức ép từ giới truyền thông và chính phủ, một bộ luật mới đã được thông qua khi bắt buộc các nhà phát hành game phải đặt hệ thống xác nhận độ tuổi của game thủ bằng căn cước công dân để chỉ cho phép 1 giờ chơi mỗi ngày cuối tuần (trong 3 ngày cuối tuần). Bên cạnh đó, các game thủ dưới 18 tuổi cũng bị giới hạn về hạn mức thanh toán online trên các đầu game, gây ảnh hưởng cực lớn đến các nhà phát hành game tại Trung Quốc.


Biểu đồ cho biết bảng xếp hạng số giờ chơi game trung bình mỗi tuần của các nước trên thế giới

Với hướng đi mới này nhằm giảm tối đa nạn "nghiện game" trong giới trẻ hiện tại, xu hướng này đang được các nước phương Tây chú ý rất nhiều và một số cũng đồng tình về hình thức cấm đoán gắt gao này. Một số hình thức cấm bạo lực ở châu Âu đã được thực hiện từ lâu bao gồm luật "Bảo vệ giới trẻ" tại Đức khi chính phủ yêu cầu NPH game đổi màu máu từ đỏ sang xanh lá, tại Úc là lệnh cấm game bạo lực trên 18+ và các cảnh tấn công, sử dụng thuốc phiện...

Trở về lại Trung Quốc, lệnh cấm được ban hành chưa thể thấy được hiệu quả ngay tức thì ở giới trẻ, tuy nhiên hậu quả nặng nề đến nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp game online nói riêng đã thể hiện khá rõ. Giá cổ phiếu của 2 ông lớn trong ngành game Tencent và NetEase đã giảm mạnh ngay từ khi luật này được ban hành. Không dừng lại ở đó, các công ty công nghệ thông tin và đồ điện tử, gaming cũng có xu hướng giảm mạnh theo sau.

Một mặt tốt của việc cấm game online được các bậc phụ huynh nhìn nhận là sẽ giảm thiểu tối đa nạn bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt online (ngoài việc giảm nghiện game ra). Tuy nhiên, vấn đề này phần nào đã được giải quyết bởi các NPH game khi chỉ cần tắt tính năng chat trong phần lớn các tựa game online của mình.


Các nền tảng xem game và livestream như Youtube và Bilibili càng được sử dụng nhiều hơn trong thời gian này

Một điều mà mọi người đang e ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục lệnh cấm mở rộng này ở nhiều lĩnh vực khác trong thời gian tới. Với luật cấm chơi game online này, game thủ vẫn có một "lối thoát" khác để đỡ buồn chán: Xem video gameplay của người khác (hay được gọi ví von là chơi game trên Youtube). Theo dự kiến, lệnh cấm mới này sẽ chỉ có kéo dài thêm hoặc mở rộng ra tệ hơn cho game thủ và các nhà đầu tư vào lĩnh vực này trong tương lai - ngay cả khi luật mới này có tác dụng tích cực đến giới trẻ hay không cũng sẽ không thay đổi được gì hết về việc áp luật trên.

Bài cùng chuyên mục