"Tại sao fandom Genshin Impact nhiều thành phần tiêu cực thế?" (P1)
Một người dùng Reddit đã đặt câu hỏi như thế khi ông nhận thấy rằng quá nhiều sự toxic đã và đang xuất hiện trong cộng đồng của tựa game nhà Mihoyo này.
Mới đây, một người dùng Reddit có tên venbussy đã đặt câu hỏi trên diễn đàn về việc "tại sao fandom Genshin lại tiêu cực thế?". Ngay lập tức, bài đăng này đã được bàn luận và chú ý rộng rãi đến từ người dùng trên nền tảng này. Chi tiết bài đăng như sau:
"Tôi không hiểu tại sao mà mọi người lại cảm thấy tức giận và tiêu cực về mọi thứ như vậy nhỉ. Kiểu như bạn không thể nào tránh khỏi nó ấy. Nếu ai đó đăng tải hình ảnh một nhân vật mà họ build, sẽ có một đống người thô lỗ vào bình luận rằng nó rác rưởi ra sao. Một nhân vật mới xuất hiện và thứ đầu tiên tôi thấy khi mở video giới thiệu là hàng tá những bình luận như "Tại sao lại có một nhân vật tệ nhất Genshin như thế này chứ". Chỉ cần bạn nói ra một nhân vật yêu thích của mình, ngay lập tức sẽ có cha nội nào đấy gửi cho bạn một tập tài liệu về việc tại sao kĩ năng của nhân vật đó chẳng khác gì một đống phân haha.
Ý là tôi hiểu được việc cộng đồng càng lớn mạnh thì càng hỗn loạn nhưng mà tôi từng tham gia vào mấy cái fandom lớn hơn trước đây, và fandom Genshin vẫn tiêu cực hơn rất nhiều những fandom khác. Genshin chỉ là một tựa game thư giãn nhưng nó lại trở nên cực kì lạ thường vì nó thu hút nhiều thành phần tiêu cực tới vậy."
Bên dưới bài đăng, một người dùng có tên là MisterSpacemanStuff đã trả lời cho câu hỏi này bằng một số luận điểm cực kì đáng chú ý. Chi tiết như sau:
"Thực ra điều này khá đáng chú ý. Tôi đồng ý rằng sự tiêu cực phổ biến trong fandom Genshin nhiều hơn so với những fandom khác có cùng qui mô. Tôi tin rằng nguyên do có rất nhiều và chúng xảy ra cùng một lúc.
- Nền tảng thảo luận: Genshin Impact đạt được thành công trong suốt quãng thời gian mà TikTok và Twitter sở hữu lượng người dùng cực kì khổng lồ. Cả hai nền tảng này có một thứ gọi là "cơ chế lăn cầu tuyết". Reddit cũng có, nhưng không nghiêm trọng như hai nền tảng kia. "Cơ chế lăn cầu tuyết" sẽ rất dễ dàng để những ý kiến sai lệch nhận được nhiều sự chú ý hơn. Thêm vào đó, "Chủ nghĩa hoài nghi ngây thơ" cũng sẽ có. Việc người chơi tin rằng bất cứ một hành động nào từ một công ty phát hành đều có một mục đích xấu xa hoặc sự kém cỏi nói chung là một lối suy nghĩ khá phổ biến hiện tại. Bất kì những gì xảy ra ở trên đều sẽ lấy những ý tưởng tiêu cực và chạy đua với nó.
- Công ty Trung Quốc: Rào cản ngôn ngữ là một sự hoài nghi mang tính tổng thể đối với chính phủ Trung Quốc và bộ máy của chính phủ nước này cũng là một vấn đề lớn khi cần hiểu chính xác Mihoyo là gì, làm gì và tại sao.
- Hệ thống gacha: Trong một thế giới mà chúng ta đến để lên án lootbox, hệ thống gacha bất ngờ đạt được thành công lớn ở phương Tây với những người hâm mộ không hề quen thuộc về phương thức này, từ đó gây ra mối quan hệ yêu-ghét.
- Thể loại mới: Mặc dù khái niệm về RPG không phải là duy nhất, nhưng nó chắc chắn không phổ biến ở nhiều thị trường như cách mà các tựa game thuộc thể loại MOBA hay MMORPG. Bởi vì điều này, mọi người sẽ có nhiều kì vọng sai lầm. Họ yêu thích các khía cạnh khác của trò chơi, nhưng cũng muốn những thứ không bao giờ được thêm vào game. Điều này cũng một lần nữa tạo ra mối quan hệ yêu-ghét. Bên cạnh đó, họ cũng đưa những logic của bản thân từ các trò chơi khác vào Genshin, và điều này gây ra nhiều nhầm lẫn không cần thiết về những vấn đề tồn tại trong game.
- Shipping và Canon: Các nền tảng truyền thông đang ngày càng bổ sung những cặp đôi trong game. Với hiệu ứng lăn cầu tuyết, nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì trước đây nó có. Với lịch sử làm game của Mihoyo, việc này còn trở nên trầm trọng hơn nhiều. Việc tương tự cũng xảy ra với canon về Aether và Lumine cho tới tận thời điểm hiện tại.
- Sự thân thiện của streamer: Mihoyo sẽ phát hành nội dung trong game theo đợt. Mặc dù hệ thống này sẽ dễ thở hơn và người chơi sẽ thong thả hơn. Tuy nhiên, việc công ty tập trung vào lối chơi cốt truyện hơn là chiến đấu khiến cho việc các nội dung chiến đấu sẽ không được kéo dài một cách nhất quán, có nghĩa là những streamer vốn đang xây dựng kênh của họ xung quanh nội dung chiến đấu đang thiếu hụt về nội dung. Điều này khiến họ có tâm lí tiêu cực và kéo những người chơi khác vào tâm lí tương tự.
- Kịch tích: Do sự nổi lên của khái niệm Drama Farming như một đại lộ nội dung lại vô tình trùng hợp với thành công to lớn của Genshin, nhiều người sáng tạo nội dung đã kéo những người chơi khác vào cùng một lối tư duy tâm lí giống với họ.
- Chủ nghĩa cuồng Honkai: Một số game thủ đang chơi tựa game cũ của Mihoyo cảm thấy cần phải thù ghét Genshin bởi vì họ cảm thấy không an toàn về sự thành công của nó.
- Chủ nghĩa chối bỏ Honkai: Một vài game thủ Genshin không chịu chấp nhận sự thật rằng Genshin là một phần của chuỗi Franchise từ Mihoyo, và từ đó sẽ áp dụng một định hướng suy nghĩ để chống lại những mối liên hệ giữa các tựa game này. Khi các lore về game được mở rộng hơn và nhiều mối liên hệ hơn, họ trở nên thù địch với Genshin và các tác giả của nó vì "không có bản chất", điều này xảy ra khi họ không thích việc Genshin chỉ là một phần.
- Kì vọng sai lầm: Ngoài việc nói về các kĩ năng của nhân vật, còn có các truyền thuyết và câu chuyện của những nhân vật ấy. Mọi người đến với Genshin để mong đợi điều gì đó, và khi họ nhận được thứ khác với suy nghĩ thì họ sẽ cảm thấy bị phản bội. Điều này đặc biệt đúng với những thứ như nhân vật Raiden Shogun hay cốt truyện của Inazuma.
- Bản địa hóa: Trong khi các cộng đồng Genshin được bản địa hóa trên mức trung bình, nó vẫn tồn tại một số vấn đề lớn. Điều lớn nhất có lẽ là cách nó làm cho một số nhân vật trong game trở thành nạn nhân và bị ganh ghét. Một trong những ví dụ là Paimon, người nhận được sự thù địch cực kì lớn. Điều này dĩ nhiên tạo nên một làn sóng tranh cãi, và việc bản địa hóa tựa game của mình cũng có thể dễ dàng tạo thành những sự tiêu cực.
Còn tiếp...
Xem thêm: Tổng hợp drama mà Genshin Impact từng dính phải xuyên suốt lịch sử của mình (P1)
Xem thêm: Tổng hợp drama mà Genshin Impact từng dính phải xuyên suốt lịch sử của mình (P2)
Bài cùng chuyên mục