Khu rừng Aokigahara ở phía Tây Bắc núi Phú Sĩ ( Nhật Bản) là một địa danh rất nổi tiếng trên thế giới với tên gọi là " Khu Rừng tự sát". Hoàn toàn đúng theo biệt danh của mình, cứ mỗi năm, hàng chục người Nhật Bản lại tìm đến nơi đây để kết thúc cuộc đời mình.
Ngay cả những người yêu đời vẫn sẽ ghé thăm khu rừng này bởi vì đây là 1 địa điểm lý tưởng để ngắm núi Phú Sĩ. Nhưng, một lời khuyên chân thành cho du khách đặt chân đến đây là hãy đánh dấu đường đi bằng dây nếu không bạn sẽ bị lạc và hoàn toàn không thể gọi điện thoại được đâu vì sắt từ trong đát khiến cho sóng trong điện thoại không thể hoạt động được.
Kinh khủng hơn, khi không đi theo tuyến đường chính, bạn có thể bắt gặp những cảnh tượng kinh hãi tột cùng như thi thể người, xương người hay đồ đạc của những người tự sát còn sót lại...
Ở trạm kiểm lâm khu rừng có hẳn một phòng để chứa xác.
Vì có quá nhiều người đến Aokigahara để tự vẫn, nên các nhà chức trách đã cho đặt những tấm biển thông báo có đề dòng chữ “Hãy suy nghĩ lại! Xin hãy tham khảo ý kiến các nhà tư vấn trước khi bạn có quyết định tìm đến cái chết!” ngay trước cửa rừng và treo trên thân cây trong khắp khu rừng.
Nhiều người cho rằng, chuỗi tự sát kinh hoàng này bắt đầu sau khi nhà văn Seicho Matsumoto xuất bản cuốn tiểu thuyết Black Sea Trees vào năm 1960, với cái "sad ending" về vụ tự tử tại rừng Aokigahara của cặp đôi trong truyện.
Tuy nhiên, lịch sử tự sát ở đây có thể còn diễn ra trước cuốn tiểu thuyết.
Một số khác tin rằng, Aokigahara có liên quan đến... quỷ dữ. Nhiều câu chuyện kể lại, rừng Aokigahara là nơi sống của những linh hồn người chết yểu hoặc bị đột tử.
Nguyên nhân tại sao khu rừng này lại trở thành địa điểm tiễn đưa hàng trăm người về cõi vĩnh hằng mỗi năm vẫn còn là một bí ẩn.
Tuy nhiên, vấn đề có lẽ cần lưu tâm hơn cả chính là tỉ lệ tự sát đáng báo động ở Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là có quan điểm làm việc nghiêm khắc và đội ngũ nhân công chăm chỉ nhất thế giới.
Ước tính mỗi năm, đất nước này có hơn 3.000 người tự tử, nhiều gấp 4 lần so với số người tử vong vì tai nạn giao thông. Thủ phạm đa phần là sự quá tải khủng khiếp về công việc và áp lực về nghề nghiệp. Theo 1 số thông kê đơn giản thì tỷ lệ người tự tử ở Nhật bản chính xác là cứ 100.000 người thì có 9 vụ tự tử là nữ và 21.7 vụ tự tử là nam.
Vụ tự sát đầu tiên được tìm thấy là vào những năm 1920, nạn nhân là một giáo sư người đã bị gia đình ngăn cấm cuộc hôn nhân với 1 nữ phục vụ quán Bar, anh và người yêu đã tới khu rừng này và kết thúc cuộc đời của mình và từ đó không hiểu sao khu rừng ngày càng nhiều người đến đây để tự sát. Vụ việc cặp đôi tự sát đã được truyền thông Nhật Bản khai thác triệt để và trở thành một hiện tượng lúc bấy giờ.
Đến những năm 1990, cảnh sát địa phương thường tiến vào khu rừng mỗi mùa xuân và mùa thu và mang ra gần 80 xác chết mỗi năm. Ngay lúc Nhật Bản gặp khủng hoảng kinh tế thì số lượng trường hợp tự tử được tìm thấy trong khu rừng này đã lên tới trên 100 vào năm 2003. Đến năm 2010, thì số lượng được ghi nhận đã đạt tới 247 vụ.
Tính cho đến nay, số lượng người chết mỗi năm trong khu rừng này không biết có gia tăng hay không, vì đã không còn ai được biết chính xác, nguyên do thứ nhất là bởi vì sợ rằng khu rừng sẽ trở nên quá nổi tiếng thu hút khách du lịch từ khắp nơi và khiến cho mọi trường ở đây bị phá hoại. Nguyên nhân thứ 2 là họ muốn dừng lại những truyền thuyết về khu rừng này.
Tuy nhiên, trên các mạng xã hội của Nhật vẫn luôn bàn tán xôn xao về những gì diễn ra trong khu rừng này: "Tất cả chỉ là dừng bàn tán chứ không có nghĩa là trong khu rừng đó không có gì xảy ra nữa".
Vậy, nếu không phải là khu rừng âm u lý tưởng này, thì có chắc rằng những người muốn tự sát sẽ không tìm đến một địa điểm khác để tự kết liễu đời mình?
Dưới đây là video cận cảnh từng chi tiết trong khu rừng tự sát Aokigahara (Jukai) Nhật bản (hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xem)