Katie Bouman và đội nghiên cứu của cô đã góp phần tạo nên bức ảnh lỗ đen vũ trụ đầu tiên được chụp lại
Katie Bouman làm việc với đội ngũ chụp ảnh lỗ đen vũ trụ - Ảnh: CNN
Đối với một người bình thường, thì việc chụp lại một lỗ đen vũ trụ không khác gì chụp hình một trái cam trên mặt trăng bằng điện thoại vậy. Tuy nhiên một điều ngạc nhiên đó chính là Khoa học đã chính thức làm được điều này. Tối qua vào ngày 10/04 thì chúng ta lần đầu tiên được nhìn thấy một ảnh chụp của Lỗ Đen Vũ Trụ.
Và đó là nhờ một phần công sức của Katie Bouman, cô là ai?
Thuật toán phân tích hình ảnh
Hình ảnh được công bố của lỗ đen vũ trụ - Ảnh: CNN
Cách đây 3 năm thì Bouman đã tự mình tạo ra một thuật toán để có thể chụp được hình ảnh của một lỗ đen vũ trụ siêu lớn kèm với bóng của nó nằm ở trung tâm thiên hà M87. Ở thời điểm đó thì cô chỉ mới tốt nghiệm ngành Khoa Học Máy Tính và Trí tuệ nhân tạo tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Lỗ đen vũ trụ thực chất nằm ở rất xa chúng ta và được cho là vô hình dù chúng có thể tạo ra những tương tác với các vật chất xung quanh chúng. Cũng chính vì lý do đó mà việc có thể chụp lại được hình ảnh của một lỗ đen là một điều vô cùng khó khăn.
Đối với thiên hà M87 thì các nhà khoa học phải dùng tới một mạng lưới viễn vọng toàn cầu có tên là Kính viễn vọng Chân trời sự kiện, nhằm có thể thu thập được hàng triệu Gigabyte dữ liệu về thiên hà M87 với một kỹ thuật được sử dụng với tên gọi là Giao thoa kế. Tuy nhiên bao nhiêu đó vẫn chưa đủ để có thể thu thập được hất những dữ liệu của thiên hà này.
Tuy nhiên cho đến khi Bouman tạo ra được một thuật toán riêng thì các nhà khoa học đã nhanh chóng áp dụng thực toàn này, từ đó tạo ra được những hình ảnh riêng biệt rồi ghép lại thành một bức tranh toàn cảnh. Từ đó chúng ta mới có được kết quả, đó chính là cấu trúc vòng tròn, giống như chiếc nhẫn mà Albert Einstein đã từng dự đoán từ hơn 1 thế kỷ trước trong Thuyết tương đối rộng của ông.
Trên thực tế thì tấm hình lỗ đen được công bố không phải là một tấm hình duy nhất, mà là sự kết hợp từ nhiều bức ảnh khác nhau và được chính thuật toán của Bouman ghép lại.
Sau khi có được hình ảnh của lỗ đen thì những người đồng nghiệp đã đánh giá rất cao việc làm của Katie Bouman. Nếu nói như Vincent Fish, khoa học gia tại đài thiên văn Haystack của MIT thì Kaite Bouman đã đóng góp một công lớn cho dự án chụp lại lỗ đen vũ trụ.
"Không ai trong chúng tôi có thể làm điều đó một mình", Bouman cho biết. "Thành quả có được là nhờ công sức của tất cả mọi người".