Bên cạnh bức ảnh đầu tiên của hố đen M87 được chụp lại và đi vào lịch sử, hãy cùng xem qua những hình ảnh khác ở nhiều trạng thái và ngày khác nhau của lỗ đen này mà NASA không công bố chính thức ra nhé.
Nếu bạn chưa biết, bức ảnh hố đen đầu tiên trong lịch sử con người được chụp lại từ hố đen nằm tại trung tâm thiên hà Messier 87 – gọi tắt là M87, cách ta tới 53 triệu năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời, kích cỡ xấp xỉ Dải Ngân hà của chúng ta. Theo ước tính, nó rộng 1,5 ngày ánh sáng, tức 38 tỷ km. Đây là một trong những hố đen "nặng" nhất mà con người từng quan sát và biết đến. Dữ liệu được tổng hợp lại từ những đài thiên văn vô tuyến tạo nên một trong những hình ảnh quan trọng nhất lịch sử ngành thiên văn học.
Dù bị đánh giá là khá mờ (không đúng theo kì vọng của nhiều người), tuy nhiên thực tế là các kính thiên văn Chân trời Sự kiện EHT không nhìn thẳng vào hố đen mà chụp những quầng sáng xung quanh miệng hố đen – vùng chân trời sự kiện, ánh sáng phát ra khi vật chất vượt qua vùng ranh giới chết người, chỉ đi không trở lại. Khí gas tại vùng chân trời sự kiện nóng lên hàng tỷ độ, tạo ra một quầng có tên "bóng của hố đen".
Ngoài tấm ảnh duy nhất được gọi là "bức ảnh hố đen đầu tiên", chúng ta còn có rất nhiều bức ảnh khác của hố đen M87 được chụp trong nhiều thời gian và điều kiện khác nhau mà bạn có thể tham khảo nếu tò mò. Ngoài ra, còn khá nhiều hình ảnh vui nhộn về việc so sánh kích cỡ của M87 với nhiều vật thể khổng lồ khác mà con người đã biết đến. Hãy xem ngay dưới đây nhé.
Một ảnh khác của hố đen M87 (với hố đen nằm ngay giữa)
Hình ảnh dải ngân hà của hố đen M87
Hình ảnh dự tính của hố đen khá mờ (trên) và hình ảnh thực tế với quầng sáng rõ hơn dự tính (dưới)
Hình ảnh hố đen M87 trong 4 ngày khác nhau, với hình ảnh của ngày hôm nay 11/4 là rõ nhất và được chọn làm ảnh chính thức
Hình ảnh hố đen M87 ở nhiều điều kiện chụp khác nhau
So sánh kích cỡ của hố đen M87
So sánh kích cỡ của hố đen M87