Loài sinh vật nào đạt danh hiệu "sống dai" nhất hành tinh?
Những "hóa thạch sống" như tôm nòng nọc được cho là đã kề vai sát cánh với khủng long, nhưng loài vật nào đã tồn tài trên Trái đất lâu nhất?
Trái đất là một nơi đầy thách thức, mọi thứ luôn thay đổi, từ nhiệt độ của các đại dương đến lượng oxy trong khí quyển. Và trong thế giới luôn thay đổi này, mọi sinh vật sống đang chạy, bơi, trườn hoặc bay để thích nghi, tồn tại và cuối cùng là chết. Nhưng trong thế giới đang thay đổi này, sinh vật nào đã tồn tại lâu nhất?
Vào tháng 11 năm 2010, Kỷ lục Guinness Thế giới trao danh hiệu "sinh vật sống lâu đời nhất" cho loài Triops cancriformis , còn được gọi là tôm nòng nọc. Và vì lý do chính đáng: Hóa thạch cho thấy những loài giáp xác giống tôm, bọc thép như thế này đã xuất hiện từ kỷ Tam Điệp (251,9 triệu đến 201,3 triệu năm trước). Tuy nhiên, Tôm nòng nọc chỉ đơn thuần là hậu duệ của các loài tương tự sống trong kỷ Tam Điệp và không sống quá 25 triệu năm tuổi. Vậy còn những ứng cử viên khác cho danh hiệu sinh vật sống lâu nhất hành tinh thì sao?
Có một sốl loài còn xuất hiện ngày nay, giống như tôm nòng nọc, dường như không thay dổi gì nhiều trong hàng triệu năm. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số "hoá thạch sống" được chia sẻ trong bài viết này chính là cá vây tay. Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra hoá thạch cá vây tay vào những năm 1800 và cho rằng chúng đã tuyệt chủng vào cuối kỳ Phấn trắng cách đây 66 triệu năm. Nhưng sau đó, vào năm 1938 những người đánh bắt cá đã bắt được một con cá vây tay còn sống nằm ở bờ biển Nam Phi. Những con cá cổ đại này có niên đại hơn 400 triệu năm, nhưng hiện tại vẫn còn tồn đại cho đến ngày nay.
Loài cá vây tay đang bơi lại ở đại dương hiện nay không giống với các loài cá vây tay cổ đại, đã tuyệt chủng trước đó, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2010. Điều này cũng tương tự với loài cua móng ngựa cổ đại có niên đại 480 triệu năm, ngày nay còn được biết đến là loài sam. Một nghiên cứu năm 2012 được công bố, cho thấy loài giáp sát cổ đại xuất hiện ở châu Á có tên gọi là Tachypleus chỉ mới xuất hiện khoảng 25 triệu năm trước, mặc dù trông giống như hóa thạch hàng trăm triệu năm tuổi.
Các nhà sinh vật học vẫn chưa hoàn thành việc giải mã lịch sử tiến hóa của tất cả các loài động vật sống và chưa có câu trả lời chính xác cho bí ẩn này. Tuy nhiên, tôm nòng nọc, cá vây tay và cua móng ngựa đều cho chúng ta biết rằng ngay cả những mọi sinh vật sẽ luôn thay đổi theo thời gian.
Các nghiên cứu về hồ sơ hóa thạch cho thấy các loài thường tồn tại trong khoảng từ 500.000 năm đến 3 triệu năm trước khi chúng bị tuyệt chủng hoặc bị thay thế bởi một thế hệ con cháu.
Ví dụ, DNA của sinh vật có thể đột biến và những đột biến này có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Hai loài giống nhau về mặt di truyền cũng có thể giao phối, dẫn đến một loài lai mới phát triển mạnh mẽ. Cạnh tranh cũng vậy, buộc các loài phải tiến hóa. Động vật ăn thịt cạnh tranh với con mồi và động vật chia sẻ cùng một không gian cạnh tranh thức ăn và tài nguyên.
Scott Lidgard, người phụ trách hoá thạch động vật không xương sống tại bảo tàng Field ở Chicago, cho biết: "Kẻ săn mồi tiến hóa, con mồi tiến hóa, kẻ săn mồi tiến hóa, con mồi tiến hóa, đối thủ tiến hóa, đối thủ khác tiến hóa."
Hơn nữa, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của động vật. Giả sử một một nhóm động vật tích nghi tốt với một môi trường cụ thể, nhưng nếu khí hậu thay đổi mà chúng không di cư đến một nơi đúng môi trường sống mà chúng thích nghi, chúng sẽ tuyệt chủng.
Bài cùng chuyên mục