Bài viết này là tất cả những gì bạn cần để thực sự hiểu về manga, loại hình giải trí cực kì nổi tiếng đến từ Nhật Bản.
Manga là gì?
Manga là một từ trong tiếng Nhật mang nghĩa “hình ảnh di động hay biến động”. Theo thời gian, manga dùng để định danh cho các tác phẩm truyện tranh và tranh biếm họa. Đến thế kỉ thứ 18, thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng rộng rãi và dần được thế giới hiểu với nghĩa “truyện tranh đến từ Nhật Bản”.
Về cơ bản, manga được tạo nên từ 4 yếu tố: ý tưởng, nội dung, câu chuyện, nhân vật. Tùy theo đinh hướng và trí tưởng tượng của tác giả, từng manga sẽ có hướng phát triển riêng biệt, từ đó có được sự “độc nhất”. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến manga phong phú, đa dạng không thua gì các loại hình giải trí, nghệ thuật khác như phim ảnh hay tiểu thuyết.
Các thể loại manga theo độ tuổi, giới tính thường gặp
- Kodomo: Truyện dành cho trẻ em (Doraemon, Chie, Miko, Maruko,…).
- Shonen (hay shounen): Truyện dành cho nam, lứa tuổi vị thành niên. Đây là thể loại phát triển mạnh nhất hiện nay (One Piece, Naruto, Dragon Ball, Kimetsu No Yaiba,…).
Xem thêm: Shonen manga sẽ Không-Bao-Giờ chết và những lí do cho việc đó!
- Shoujo: tương tự shonen nhưng hướng tới đối tượng nữ (Nhà Trọ Nhất Khắc, Ao Haru Ride, Con Nhà Giàu,…).
- Seinen: truyện tranh dành cho người lớn là nam từ 20 đến 50 tuổi. Thường có các yếu tố bạo lực hoặc nặng về triết lí sống (Berserk, Kingdom, Chainsawman,…).
- Josei hay Redikomi: tương tự seinen nhưng dành cho phụ nữ.
- Shonen-ai - Yaoi: truyện đồng tính nam.
- Yuri: truyện đồng tính nữ.
- Hentai: truyện tranh khiêu dâm Nhật Bản, bao gồm nhiều thể loại khác nhau và hướng đến đa số đối tượng.
Xem thêm: TOP 5 manga HENTAI trá hình, đọc vào chỉ toàn thấy những tâm hồn đẹp
Những thể loại manga đang là xu hướng
Ở thời kì những năm 90, các thể loại được đa số độc giả yêu thích là: hành động, võ thuật, phiêu lưu,lãng mạn,…Truyện tranh thời này thường hài hước và không quá nặng nề về nội dung.
Qua thế kỉ 21, truyện tranh bắt đầu phát triển hơn trước. Hàng loạt thể loại mới được đón nhận mạnh mẽ: tâm linh, kinh dị, bí ẩn, giả tưởng, fantasy, isekai, game, time loop, mecha, harem, ecchi, adult, thể thao,… Đa phần các manga cũng chú trọng hơn vào nội dung nhằm đem lại trải nghiệm cao cấp hơn cho độc giả.
Qua thời gian, các tác giả truyện tranh cũng trở nên sáng tạo khi đem lại những sự kết hợp vô cùng độc đáo. Chẳng hạn như: Samurai + Vũ Trụ + Hài hước = Gintama; Phản anh hùng + Quỷ + Bí ẩn = Chainsawman; Côn Trùng + Sao Hỏa + Hành động = Terra Formars;…
Những sự kết hợp mới mẻ giúp yếu tố thể loại càng thêm đa dạng và biến hóa khôn lường. Đây cũng là lí do khiến manga ngày càng thu hút độc giả thế giới khi giờ đây nó đủ sức thỏa mãn bất kì nhu cầu nào từ họ.
Những biến thể của manga
Trong thời đại hiện nay, để phân biệt giữa manga với những loại hình biến thể gần giống nó, nhiều khái niệm mới đã được đưa ra như:
- Doujinshi: Những tác phẩm “chế” từ một manga gốc nào đó với nội dung hoàn toàn đến từ tác giả/họa sĩ nghiệp dư.
- One-shot: Chỉ những truyện ngắn chỉ kéo dài 1 chương. Tại những tòa soạn lớn như Shueisha hay Kodansha, one-shot là tác phẩm được ra mắt độc giả nhằm xác nhận xem nó có đủ thu hút để trở thành một manga dài tập hay không.
- Spin-off: Là những ngoại truyện ngắn. Spin-off có thể là lấy nội dung về một nhân vật nào đó từ tác phẩm gốc. Spin-off thường được sáng tác bởi chính tác giả hoặc do một bên uy tín khác được cho phép thực hiện.
Xem thêm: Ngoại truyện về Viêm Trụ Rengoku của Kimetsu No Yaiba sẽ được phát hành vào tháng sau!
- Omake: phần truyện được thêm vào kết thúc chương truyện hoặc kết thúc một tập anime. Thường đây sẽ là nơi tác giả trả lời câu hỏi, tâm sự cùng độc giả, vẽ những hình ảnh bên lề,…Ví dụ điển hình là chuyên mục SBS của One Piece.
- Yonkoma (4-koma): Truyện bốn khung, mỗi khung đại diện cho một diễn biến gồm: Ki (khởi) khung đầu tiên, làm cơ sở cho truyện; Shou (thừa) tiếp diễn nội dung và phát triển câu chuyện; Ten (chuyển) cao trào, bước ngoặt; Ketsu (kết) kết thúc truyện, cho thấy ảnh hưởng từ cao trào.
- Artbook: Tuyển tập hình ảnh của một tựa manga, thường do chính tác giả chắp bút.
Với một số manga như One Piece, nhà xuất bản còn có thể phát hành thêm các dạng magazine (tạp chí), profile (hồ sơ) với nội dung tổng hợp các thông tin bên lề của tác phẩm gốc.
Hiện nay, hai khái niệm mới cũng đã được hình thành nhằm phân biệt manga Nhật Bản với các tác phẩm truyện tranh khác.
- Manhwa: truyện tranh Hàn Quốc. Ngày nay khái niệm này thường được xếp chung với webtoon (truyện tranh đang tải trên mạng tại Hàn). Các tác phẩm tiêu biểu bao gồm: Solo Leveling, The God Of High School, Tower Of God,…
- Manhua: truyện tranh đến từ Trung Quốc. Các tác phẩm tiêu biểu như: Toàn Chức Pháp Sư, Tây Du,…
Những nhà xuất bản manga lớn tại Nhật Bản và Việt Nam
Tại Nhật Bản có rất nhiều nhà xuất bản khác nhau tham gia vào thị trường manga. Trong số đó,, nổi bật nhất là những cái tên sau:
- Shueisha: Nhà xuất bản của các ấn phẩm Weekly Shonen Jump, Weekly Young Jump, Jump+, V Jump,… Đây là nhà xuất bản đình đám nhất Nhật Bản với hàng loạt tác phẩm nổi tiếng như One Piece, Naruto, Dragon Ball, Kimetsu No Yaiba, Hunter X Hunter,…
- Kodansha: Nhà xuất bản của Weekly Shonen Magazine, Weekly Young Jump. Các tác phẩm tiêu biểu đến từ Kodansha bao gồm Attack On Titan, Grand Blue, Kanojo, Okarishimasu, Tensei Shitara Slime Datta Ken, Fairy Tail,…
- Shogakukan: Chủ sở hữu Corocoro Comic, Shonen Sunday. Đây chính là mái nhà của những cái tên cộm cán như Doraemon, Conan, Inuyasha, Một Nửa Ranma, Pluto, Yaiba,…
Tại Việt Nam, manga Nhật Bản chủ yếu mua bản quyền và phát hành bởi ba nhà xuất bản lớn nhất là:
- Kim Đồng: chuyên về những tác phẩm dành cho thiếu nhi và trẻ vị thành niên, thường là manga đến từ Shonen Jump.
- Nhà xuất bản Trẻ: có tập khách hàng rộng hơn, nhắm và cả những đối tượng trưởng thành trên 17 tuổi.
- IPM: có tuổi đời ngắn hơn rất nhiều so với Kim Đồng và Trẻ nhưng lại nhận được sự ủng hộ không hề nhẹ từ cộng đồng fan Việt Nam bởi sự chỉn chu trong các ấn phẩm phát hành.