Phát hiện nhà vệ sinh "hiện đại" 2.400 năm tuổi tại Trung Quốc

Quân Kít

Đây là chiếc toilet xả nước đầu tiên từng được khai quật ở Trung Quốc.

Có niên đại 2.400 năm, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ra tolet bằng gốm và hệ thống đường ống xả chất thải bằng nước đầu tiên tại quốc gia này. Theo China Daily, toilet bằng gốm của người Trung Quốc cổ đại này được sử dụng trong thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên). Di tích được phát hiện tại khu khảo cổ Nhạc Dương ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc vào mùa hè năm ngoái. 

Theo Liu Rui, một nhà nghiên cứu tại Viện Khảo cổ học thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, thành viên của nhóm khai quật ở Nhạc Dương, một "đồ vật xa xỉ" như bồn cầu xả nước sẽ chỉ được sử dụng bởi những quan lớn lúc bấy giờ.

Kể từ năm 2012, các nhà khảo cổ bắt đầu tiến hành khai quật "nhà vệ sinh" quy mô lớn tại quận Diêm Lương, Tây An. "Nhà vệ sinh" được phát hiện ở các góc tây bắc, đông bắc, tây nam và đông nam của cung điện số 3. 

Điển hình của kiến trúc Trung Quốc cổ đại, hai tòa nhà hình chữ nhật hướng về phía nam. "Tolet cổ đại" được xây dựng bốn wadang (một loại ngói dùng để trang trí hiên nhà). Theo nhà khảo cổ Xue Feng, phát hiện này phản ánh lối sống và bối cảnh xã hội nhà Tần lúc bấy giờ.

Các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra chất thải bên trong nhà vệ sinh để khám phá bất kỳ dấu hiệu nào của chất thải con người và tìm hiểu thói quen ăn uống của người Trung Quốc cổ đại. Các mẫu đất cho đến nay chỉ đưa ra những dấu vết của các loại phân bón mà nông dân đã sử dụng trong thời nhà Hán.

Đây không phải là phát hiện đầu tiên về hệ thống toilet của người cổ đại. Trước đó, hệ thống vệ sinh hiện đại lần đầu tiên được phát hiện ở châu Âu vào thế kỷ 16. Ngài John Harrington, con đỡ đầu của Elizabeth I, được cho là người đã tạo ra bồn cầu xả nước. Vào khoảng năm 1592, ông đã tạo ra một tủ nước với một bể chứa trên cao và một ống dẫn nhỏ để nước chảy qua đó xả chất thải.

 

Bài cùng chuyên mục