Sự khác nhau giữa Anime và Cartoon - Nguyên do khiến fan nổi nóng mỗi khi gọi Anime là hoạt hình đơn thuần

Nguyễn Hoàng Thuận

Giữa anime và cartoon có khá nhiều điểm khác biệt với nhau dù cho chúng cùng một thể loại hoạt hình mà không phải ai cũng biết đến

Nếu nhắc đến mảng hoạt hình thì hầu hết mọi người đều nhắc đến 2 khái niệm, đó chính là AnimeCartoon khi cả 2 đều là sự diễn họa hai hoặc ba chiều về các nhân vật theo một cốt truyện cụ thể. Tuy nhiên cả 2 thể loại này lại không hề giống nhau và nhiều người vẫn còn có nhiều sự nhầm lẫn giữa chúng.

Cartoon thường là những tác phẩm phổ biến với trẻ con (trừ một số sản phẩm có nội dung người lớn) bởi cốt truyện có phần tự nhiên, đem đến sự hài hước thì Anime lại có nội dung có phần đa dạng hơn, phù hợp với khán giả ở nhiều độ tuổi khác nhau (tất nhiên vẫn bao gồm cả những chủ đề người lớn). 

Trong  bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng Lagvn tìm hiểu về sự khác biệt giữa 2 thể loại hoạt hình nổi tiếng nhất hiện tại này nhé.

Xem thêm: Spy X Family tập 6: Điểm danh 4 nhân vật mới sẽ xuất hiện và vai trò của chúng

Lịch sử của Anime và Cartoon

Nguồn gốc của Anime bất ngờ lại xuất phát từ phương Tây và những sản phẩm hoạt hình được các công ty Nhật Bản sản xuất dần dần xuất hiện kể từ cuối thế kỷ 20. Phong cách hoạt hình của Anime khá đa dạng, từ những phần phim ngắn cho đến các series phim theo mùa.

Còn Cartoon lại có nguồn gốc bắt nguồn từ một hình thức có phần lâu đời hơn từ những năm 1499, khi nó được sử dụng như những hướng dẫn nghiên cứu cho mẫu hoặc tranh vẽ. Cái tên Cartoon cũng bắt nguồn từ chữ "Karton", mang ý nghĩa là giấy cứng hoặc nặng.

Nếu so sánh với Cartoon thì Anime là những sản phẩm phản ánh một cách gần gũi nhất với thế giới thực, nhưng lại được biểu đạt theo một phong cách phóng đại.

Ngoài ra thêm một điểm khác nhau giữa 2 thể loại này nữa đó chính là phong cách đồ họa của chúng. Hầu hết những tác phẩm Anime đều được chuyển thể từ Manga nên những chi tiết bên trong chúng thường chi tiết hơn rất nhiều so với Cartoon. Một số cái tên nổi tiếng về độ chi tiết trong thế giới Anime có thể kể đến bao gồm series FateJojo Bizarre AdventuresAttack on Titan khi mà chúng đều thể hiện được sự nỗ lực hết mình để đem đến đồ họa đẹp nhất cho người xem.

Một số Anime cũng thu hút người xem hơn bởi những nhân vật có biểu cảm được cường điệu một cách quá đà.

Giữa Anime và Manga thì thể loại nào có cốt truyện tốt hơn?

Ngoài những yếu tố liên quan đến biểu cảm khuôn mặt, thiết kế bối cảnh, môi trường nói chung thì Anime rõ ràng vượt mặt hơn hẳn so với Cartoon. Dù vậy cũng có không ít những bộ Cartoon cực kì chất lượng, điển hình nhất có thể nhắc đến đó chính là Avatar: The Last Airbender. Đây cũng là một trong số ít những sản phẩm đầu tư rất nhiều vào bối cảnh, dù vậy Anime vẫn thể hiện chất lượng tốt hơn hẳn.

Có khá nhiều ý kiến của cộng đồng cũng thể hiện rằng vì sự phát triển vượt bậc của Anime đã là một trong số nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về phong cách nghệ thuật phim hoạt hình trong thời điểm đầu những năm 2000.

Xem thêm: Spoiler Spy X Family tập 7: Chiến dịch làm lành - Anya xin lỗi mà!

Nhắc đến khái niệm chính hay phản diện trong phim cũng là một yếu tố phân biệt một cách rõ ràng giữa 2 thể loại này. Cụ thể hơn thì cốt truyện của Cartoon có những quy tắc bất thành văn liên quan đến vai trò của một hoặc một nhóm nào đó, điểm chung đó là những nhóm siêu anh hùng sẽ có khá ít những nhân vật nữ. Ví dụ điển hình chính là Justice League của DC với Wonder Women có thể được xem là một nhân vật nữ hiếm hoi có vai trò quan trọng trong cốt truyện của phim.

Anime thì lại hoàn toàn khác khi mà nhân vật chính diện hoặc một nhóm siêu anh hùng không hề bị giới hạn bởi giới tính của nhân vật, cụ thể một nhóm siêu anh hùng có thể toàn là những cô gái xinh đẹp, những sinh vật kỳ lạ như rồng hay slime....

Đối với những nhân vật phản diện thì Cartoon có xu hướng miêu tả các nhân vật một cách đơn giản về cả hình dáng lẫn động cơ của chúng, hầu hết đều liên quan đến ác quỷ hoặc một người bị biến dạng. Nhưng Anime lại thường xây dựng những nhân vật phản diện một cách vô cùng đa dạng và ai cũng có thể trở thành phản diện chính của một phần phim nào đó, nhờ vậy mà cốt truyện trở nên khó đoán cũng như thu hút hơn rất nhiều.

Ayanakouji trong Classroom of the Elite có thể được xem là một ví dụ tiêu biểu nhất cho một nhân vật phản diện điển hình của Anime, khi mà một nhân vật luôn có xu hướng chống đối với xã hội nhưng lại che giấu thân phận của mình vô cùng kỹ càng. Phải đến cuối phim thì người xem mới biết được động cơ và nội tâm của nhân vật này.

Cốt truyện là một điểm khác biệt vô cùng lớn giữa Anime và Cartoon, khi mà có khá nhiều những sản phẩm Cartoon không hề có một cốt truyện cụ thể nào dù chúng rất nổi tiếng. Ví dụ điển hình là South Park, SimpsonsThe Amazing World of Gumball khi chúng không có cốt truyện chính mà mỗi tập sẽ có một nội dung hoàn toàn khác nhau, mục đích là để khơi dậy sự hài hước, đem lại tiếng cười cho người xem.

Ngược lại thì những phần phim Anime dài hơi và pha lẫn những tình tiết hài hước như One PieceMob Psycho lại sở hữu một cốt truyện vô cùng chặt chẽ, mỗi tập phim đều có liên quan đến tập trước và tập tiếp theo, hay thậm chí nội dung của nó còn giải thích những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ để người xem hiểu rõ hơn về những tình tiết trong phim.

r

Anime là một tổ hợp hoàn hảo giữa sự hài hước, hành động, phiêu lưu hay bi kịch khiến chúng trở thành những trải nghiệm chất lượng cho người xem. Cốt truyện của các bộ Anime cũng được xây dựng một cách chi tiết, sáng tạo khi mà mỗi nội dung đều đưa khán giá đến những diễn biến không thể đoán trước được.

Bao nhiêu đó cũng cho thấy được sự đầu tư vô cùng kỹ lưỡng mà nhà sản xuất Anime phải làm khi ra mắt một tác phẩm nào đó. Chưa kể những series Aniem cũng có thêm một ca khúc mở màn riêng biệt giống như đầu tư vào một bộ phim người đóng vậy. Thêm vào đó một người xem có thể tiếp cận đến một tác phẩm Anime thông qua nhiều hình thức khác nhau, như manga, light novel và live action.

Khả năng thiết lập về bối cảnh của Anime cũng chi tiết đến mức có thể đưa chúng vào những trò chơi điện tử theo  nhiều thể loại khác nhau. Nhờ vậy mà những trò chơi hay sản phẩm ăn theo được chuyển thể từ những bộ Anime nổi tiếng cũng giúp khán giả có nhiều lựa chọn hơn hẳn.

Bài cùng chuyên mục