Tết Nhật Bản khác gì Tết Việt Nam (Phần 1): Những phong tục thú vị

Nhật Bản là một quốc gia có văn hóa “ăn Tết” rất thú vị, mang nhiều điểm khác biệt so với những nước Châu Á khác. Trong loạt bài viết sau, Lag sẽ cùng bạn tìm hiểu xem Tết Nhật Bản có gì hay và lạ so với Tết Việt Nam nhé!

1. Nhật Bản không ăn Tết Âm Lịch

tết nhật bản

Các quốc gia Châu Á thường sẽ ăn Tết theo lịch âm. Nhật Bản thì ăn Tết ngày mấy? Đất nước này sẽ có hơi khác một chút - hay nói chính xác hơn thì họ không làm thế nữa. Trước thế kỷ 19, Nhật Bản vẫn sử dụng lịch âm và ăn Tết Âm Lịch. Thế nhưng, đến năm 1972, Nhật Hoàng đã ký sắc lệnh chuyển đổi sang sử dụng lịch dương. Cũng từ đây mà người Nhật không còn ăn Tết Âm Lịch (Tết Nguyên Đán) nữa mà chỉ ăn Tết Dương Lịch vào ngày 1 tháng 1.

Xem thêm: TOP 10 sự thật về trường học Nhật Bản mà anime ‘che giấu’

2. Tục tránh dọn nhà tại Nhật Bản

tết ở nhật bản khác gì việt nam

Theo quan niệm người Nhật, Ngày 29 tháng 12 là ngày không nên dọn dẹp vì cách phát âm của ngày này giống với từ “2 lần nỗi đau”. Để tránh xui xẻo, họ sẽ tiến hành tổng vệ sinh nhà cửa vào ngày 28, 30. Việc dọn nhà được quan niệm là để mời thần Toshigami vào nhà để nhận lấy may mắn và sự chúc phúc. Ở Việt Nam, chúng ta cũng có một tục lệ tương tự đó là không quét nhà vào vào ngày Tết - tuy nhiên, lý do cho việc này là do quan niệm “quét nhà là quét luôn may mắn đi”.

3. Đêm giao thừa tại Nhật Bản

nhật bản tết

Tôn giáo là một phần rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Hàng năm, vào đúng đêm giao thừa, lễ rung chuông Joya No Kane sẽ được tổ chức tại khắp các đền chùa tại Nhật. Chuông sẽ được đánh 108 lần để xua đi mọi xui xẻo của năm cũ và cầu chúc may mắn cho năm mới. Từ thời điểm giao thừa, các đền chùa sẽ mở cửa liên tục để người dân có thể đến viếng, tương tự ở Việt Nam.

4. Văn hóa gửi thiệp chúc Tết Nengajo

tết nhật bản tết việt nam

Trong các manga, anime, ta có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh các nhân vật nhận được thiệp chúc Tết vào đầu năm mới. Đây là một nét văn hóa rất “đáng yêu” của đất nước mặt trời mọc. Mỗi đầu năm, những người quen biết sẽ ghé thăm và trò chuyện với nhau. Trong trường hợp không thể gặp mặt, mỗi người sẽ viết thiệp chúc Tết để tặng. Những chiếc thiệp thường được viết rất chỉn chu, kỹ lưỡng và được trang trí bắt mắt nhằm truyền tải sự quan tâm của người gửi.

Xem thêm: Các thông tin độc lạ về Nhật Bản

5. Trang trí đón năm mới bằng thông và tre

tết ở nhật bản

Đối với Tết Việt Nam, chúng ta thường trang trí nhà cửa bằng những chậu hoa mai, lan, đào bắt mắt. Còn ở Nhật Bản, các gia đình sẽ trưng một cặp Kadomatsu ở trước nhà. Kadomatsu được làm từ thông và cây tre - những cây đại diện cho sự may mắn. Một chậu sẽ là giống đực, chậu còn lại sẽ là giống cái. Ý nghĩa của Kadomatsu là để mời Thần Năm Mới vào nhà và ban phát may mắn tài lộc cho gia chủ.

Ngoài ra, tại Nhật còn có một phong tục khác cũng khá thú vị đó là Kakizome - khai bút đầu năm. Người viết sẽ viết ra nguyện vọng của mình với mong muốn có thể thực hiện chúng trong năm mới.

6. Phong tục “đốt hết đi được không” đầu năm mới

tết việt nam tết nhật bản

Khi Tết sắp kết thúc, chủ nhà sẽ lấy những vật trang trí ngày Tết hay giấy khai bút ra đốt. Đây gọi là tục Sagicho/Dondoyaki với mục đích đưa Thần Năm Mới về trời theo làn khói. Theo người Nhật Bản, nếu lấy bánh mochi nướng trên ngọn lửa này rồi ăn thì gia chủ sẽ không ốm đau bệnh tật gì trong cả năm ấy. Những điều đã được viết trong tờ khai bút cũng sẽ thành hiện thực.

Ở phần 1 này, Lag đã tổng hợp một vài nét văn hóa thú vị của Tết tại Nhật Bản và một vài sự khác biệt so với Tết Việt Nam. Trong phần 2, chúng ta sẽ tìm hiểu xem người Nhật ăn gì vào dịp Tết nhé.

Xem tiếp: Tết Nhật Bản khác gì Tết Việt Nam (Phần 2): Các món ăn ngày Tết

Tham gia cộng đồng fan anime manga và cập nhật những thông tin nóng hổi tại đây:

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Lên đầu trang