Dưới đây là 5 thiên thạch lớn nhất va vào Trái đất, để lại những tàn tích khổng lồ và đang được nghiên cứu.
Theo Cosmos cho rằng ước tính mỗi ngày có đến 17 hiện tượng thiên thạch rơi vào Trái đất. Tuy nhiên, vì phần hành tinh chúng ta được bao phủ bởi nước và những khu đất rộng lớn không có người ở hoặc dân cư thưa thớt, nên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, theo NASA đa phần những vật thể tương đối nhỏ bay xuyên qua bầu khí quyển, nên khi sau khi hạ cánh trên bề mặt Trái đất, lực ma sát và lực đốt của chúng chúng đã bị giảm thiểu.
Nhưng đối với những thiên thạch với kích thước khổng lồ thì sẽ khác, các nhà khoa học tin rằng các thiên thạch có kích thước lớn có thể "xoá sổ" sự sống trên Trái đất, như đã từng làm với hành tinh của chúng ta trước đây.
Dưới đây là 5 thiên thạch lớn nhất được tìm thấy đã va vào Trái đất, để lại những tàn tích khổng lồ và đang được nghiên cứu.
Thiên thạch Hoba
Thiên thạch Hoba là thiên thạch lớn nhất hiện nay trên bề mặt Trái đất. Các nhà khoa học cho rằng nó đã "đáp" xuống mặt đất cách đây khoảng 80.000 năm, ở khu vực ngày nay là Namibia . Hoba có trọng lượng gấp đôi khối lượng của thiên thạch lớn nhất tiếp theo và nó có hình dạng độc đáo được tìm thấy trên hành tinh của chính ta. Với hình thù mảnh mai, phẳng hơn là hình tròn và hình củ, thiên thạch chưa bao giờ được di chuyển khỏi vị trí của nó, và vì vậy các nhà khoa học thực sự không biết thiên thạch "lún" sâu xuống mặt đất cỡ nào.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng thiên thạch này có khả năng đã đâm vào Trái đất ở một góc rất xiên, khiến nó trượt dài trên bề mặt Trái đất, tương tự như cách mà bạn ném một tảng đá phẳng theo chiều nghiêng trên mặt hồ. Điều này sẽ giải thích tại sao một thiên thạch lớn như vậy không thể tạo ra một miệng núi lửa khổng lồ tại điểm va chạm.
Cũng như nhiều thiên thạch được phát hiện trên khắp thế giới, thiên thạch Hoba được tìm thấy một cách tình cờ. Tảng đá nặng 60 tấn, có thành phần chủ yếu là sắt, được tìm thấy bởi một người nông dân đang cày ruộng của mình vào năm 1920. Câu chuyện kể rằng, ông đang sử dụng một cày ruộng cùng con bò của mình và nghe một âm thanh ngay phần chiếc lưỡi cày tiếp xúc một kim loại nào đó được chôn dưới đất. Việc khai quật để tìm hiểu có gì nằm dưới mặt đất được diễn ra, và kết quả anh đã tìm thấy thiên thạch lớn nhất ở thời điểm đó.
Thiên thạch Mbozi
Thiên thạch Mbozi được phát hiện ở Tanzania và nặng khoảng 25 tấn. Vật thể này đã bị chôn vùi một phần và do đó được tìm thấy nhiều thế kỷ trước khi được lập danh mục khoa học. Hòn đá đã được tôn kính như một biểu tượng thiêng liêng đối với các cộng đồng người dân tộc Kimondo qua nhiều thế hệ. Mbozi được cấu tạo từ vật liệu tương tự như các thiên thạch lớn khác đã được tìm thấy trên trái đất, với 90% khối lượng của nó được làm bằng sắt và khoảng 8% niken. Thiên thạch được tìm thấy vào năm 1930 bởi cộng đồng khoa học, nhưng theo ghi nhận, thiên thạch đã được biết đến ở địa phương lâu hơn. Năm 1967, nó được coi là di tích được bảo vệ bởi chính phủ Tanzania và hiện được quản lý bởi sở đồ cổ ở Tanzania.
Tại đây, có rất nhiều điểm du lịch độc đáo, bao gồm bao gồm Núi Kilimanjaro, Đảo Zanzibar,... Tuy nhiên, thiên thạch Mbozi vẫn là một trong những điểm thu hút hàng đầu của đất nước.
Thiên thạch El Chaco
Thiên thạch El Chaco là một phần của thiên thạch Campo del Cielo được tìm thấy trong một miệng núi lửa rộng 60 km vuông ở Argentina. Thiên thạch này nặng 37 tấn và được tìm thấy vào năm 1969. Không giống như thiên thạch Hoba, El Chaco tròn hơn nhiều và va chạm mặt đất ở góc thẳng đứng, do đó nó được tìm thấy dưới bề mặt Trái đất 5 mét bằng máy dò kim loại. Sau khi lao về phía bề mặt Trái đất, thiên thạch và các mảnh vỡ xung quanh của nó đều tạo ra các hố va chạm đáng kể và bị chôn vùi ở độ sâu tương tự.
Một điểm độc đáo của khu vực thiên thạch Campo del Cielo là những tên trộm tiếp tục nhắm mục tiêu vào khu vực này nhằm đánh cắp các mảnh vỡ của thiên thạch El Chaco lớn và những mảnh khác trong khu vực. Để ngăn chặn điều đó, chính quyền khu vực Chaco đã tuyên bố các thiên thạch là vật phẩm văn hóa được quan tâm vào năm 1990 trong nỗ lực bảo vệ khu vực này.
Scientific American cũng lưu ý rằng do góc tấn công gần như 90 độ so với mặt đất, El Chaco đã hạ cánh với tốc độ khoảng 14.000 km một giờ, và cùng với một trường rất lớn các mảnh vỡ khác.
Thiên thạch Bacubirito
Thiên thạch Bacubirito được tìm thấy ở Mexico vào năm 1863. Thành phần chủ yếu của thiên thạch là sắt và nặng khoảng 20 tấn. Ngày nay, Bacubirito có thể được tìm thấy tại phòng trưng bày được gọi là Thánh địa ở Sinaloa, Mexico. Thiên thạch này lớn thứ ba trong danh sách và là thiên thạch dài nhất từng được phát hiện. Vật thể dài 4,25 mét, rộng khoảng 2 mét. Các nhà khoa học cho biết, thiên thạch Bacubirito có thành phần hoá học độc đáo khi so sánh với những thiên thạch khác được phát hiện trên bề mặt Trái đất.
Thiên thạch Bacubirito được làm chủ yếu bằng sắt với 89%, với 9,6% niken, 0,87% coban và 0,14% photpho. Thiên thạch cũng chứa các dấu với của Iridium, một nguyên tố đất hiếm.
Tương tự như các thiên thạch khác trong danh sách này, thành phần sắt của vật thể nhiều đáng mức kinh ngạc. National Geographic lưu ý rằng không phải hầu hết các thiên thạch được tìm thấy trên Trái đất đều có hàm lượng sắt cao, nhưng những tảng đá khổng lồ mà con người đã khám phá ra hầu như chỉ có sắt. Điều này mang lại cho chúng khả năng chịu đựng sự thay đổi nhiệt độ và áp suất mạnh khi chúng vượt qua bầu khí quyển và hướng về bề mặt hành tinh.
Thiên thạch Cape York
Thiên thạch Cape York đã đáp xuống trái đất khoảng 10.000 năm trước, và lịch sử của nó gắn liền với sự phát triển của nền văn minh nhân loại trong khu vực.
Điều khiến nó trở nên khác biệt so với các thiên thạch khác đã đâm vào bề mặt Trái đất là nó đã được con người tìm thấy và sử dụng hàng nghìn năm trước khi đến tay các nhà khoa học. Thiên thạch nặng khoảng 20 tấn và có những dấu hiệu cạo và đập do những người dân địa phương sử dụng nó để làm công cụ sinh tồn. Điều này làm cho thiên thạch trở thành một phần không thể thiếu của nền văn minh nhân loại sơ khai và lịch sử vĩ đại của xã hội loài người cổ đại ở Bắc Mỹ. Giống như các thiên thạch khác trong danh sách này, Cape York có thành phần chủ yếu là sắt, cho phép nó rơi xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất mà không bị vỡ vụn.
Các mảnh của Cape York có thể được nhìn thấy ở một số địa điểm xung quanh Bắc Mỹ. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ có ba mảnh vỡ của thiên thạch Cape York được trưng bày, được đặt tên là The Woman, The Dog và Ahnighito. Mảnh vỡ lớn nhất của thiên thạch này có thể được nhìn thấy trong Bảo tàng địa chất của Đại học Copenhagen ở Đan Mạch.