Truyền thuyết về Amaterasu - Nữ thần của ánh sáng trong thần thoại Nhật Bản

Nữ thần Amaterasu là một trong những vị thần vô cùng quan trong truyền thuyết Nhật Bản xa xưa

Amaterasu được sinh ra từ mắt trái của Izanagi khi ông đang rửa mặt bên bờ suối sau chuyến hành trình trở về từ Âm Phủ, cùng với hai em trai là Tsukuyomi và Susanoo. Amaterasu không chỉ được coi là vị thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ “amateru” mang ý nghĩa "toả sáng trên thiên đường." Ý nghĩa của toàn bộ tên gọi của bà, Amaterasu Oumikami nghĩa là Thiên Chiếu Đại Thần, "Vị thần vĩ đại uy nghi toả sáng trên thiên đường". Trong thần thoại thường lưu truyên rằng, các Thiên Hoàng, vua của nước Nhật, là hậu duệ của Amaterasu.

Truyền thuyết về Amaterasu - Nữ thần của ánh sáng trong thần thoại Nhật Bản

Nguồn ảnh: Internet

Câu chuyện nổi tiếng nhất về Amaterasu xoay quanh việc bà tự giam mình trong hang động vì tức giận với hành động càn quấy của người em trai Susanoo. Ban đầu, trong một thời gian dài, cả ba vị thần được tôn kính nhất là Amaterasu, Tsukuyomi và Susanoo rất hòa hợp với nhau, và vì thế giúp cho nhân gian được hưởng nhiều êm ấm. Cho đến một ngày, Susanoo, trong cơn say rượu đã giẫm lên cánh đồng lúa của Amaterasu, lấp hết tất cả các kênh mương của bà, và ném những thứ ô uế vào cung điện, đền thờ của bà.

Truyền thuyết về Amaterasu - Nữ thần của ánh sáng trong thần thoại Nhật Bản 2

Nguồn ảnh: Internet

Amaterasu yêu cầu em trai mình dừng lại nhưng ông ta mặc kệ, thậm chí còn ném xác một con ngựa trắng đã lột da vào người hầu gái của bà lúc đó đang dệt vải khiến cô ta chết ngay lập tức bởi một thoi bung ra ngoài và đâm xuyên qua người.

Amaterasu vô cùng giận rỗi nên bèn lánh vào Ama no Iwato, Thiên Nham Cung và lấp kín cửa vào khiên cho nhân gian chìm đắm trong tăm tối. Bà tuyên bố rằng nếu chư thần còn chấp nhận cho Susanoo sống ở Cao Thiên Nguyên thì bà sẽ ở lì trong Thiên Nham Cung và không bao giờ xuất hiện nữa. Chư vị thần linh hết sức bối rối vì chuyện xảy ra, bèn cùng nhau tập hợp lại tìm cách nào hiệu nghiệm nhất khiến Amaterasu rời khỏi Thiên Nham Cung.

Truyền thuyết về Amaterasu - Nữ thần của ánh sáng trong thần thoại Nhật Bản 3

Nguồn ảnh: Internet

Vị thần thông minh nhất là Takamimisubi nói rằng, bình thường nữ thần Amaterasu sẽ ló dạng mỗi khi nghe tiếng gà gáy, vậy nên chư thần cần dựng lên những cây chạc, rồi cho những con gà trống khỏe giọng đậu lên đó thay phiên nhau gáy. Việc đó được thực hiện ngay, nhưng không hiệu quả. Amaterasu vẫn im bặt.

Thần Takamimisubi lại nghĩ ra kế khơi gợi trí tò mò của Nữ thần Mặt Trời. Thần sai làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Thiên Nham Cung, trên tấm gương có treo những chuỗi ngọc trắng hình cánh cung và những đồ lễ tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả chư thần cùng nhau ca hát nhảy múa như trong một lễ hội. Tuy nhiên, kế hoạch của chư thần chỉ thực sự hiệu nghiệm khi nữ thần Amano Uzume xuất hiện và bắt đầu múa hát khiến cho các chư thần tại đó vô cùng thích thú. Sự náo động ở bên ngoài quả thực đã làm nữ thần Amaterasu tò mò và thò đầu ra khỏi hang, thắc mắc không biết tại sao tất cả vẫn có thể vui vẻ trong khi thiếu đi ánh sáng mặt trời.

Truyền thuyết về Amaterasu - Nữ thần của ánh sáng trong thần thoại Nhật Bản 4

Nguồn ảnh: Internet

Các thần nói với Amaterasu rằng giờ họ không cần bà nữa vì đã có một nữ thần khác thay thế, xinh đẹp hơn bà rất nhiều. Amaterasu nửa tò mò nửa ghen tị, quyết tâm ra tận nơi xem vị nữ thần kia là ai nhưng thay vào đó bà chỉ nhìn thấy bản thân mình được phản chiếu trong gương. Ngay lập tức các vị thần lấp lại lối vào Thiên Nham Cung, nhờ thế, ánh mặt trời đã quay lại với thế gian.

Riêng về phần Susanoo, ông bị đuổi khỏi Cao Thiên Nguyên để trừng phạt cho tội lỗi của mình, mãi cho tới khi ông mang thanh gươm Kusanagi no Tsurugi về tặng cho Amaterasu để chuộc tội.

Chiếc gương đã dùng ở trên, Yata no Kagami, Bát Chỉ Kính cùng với hai bảo vật khác là Yasakani no Magatama, Bát Chỉ Quỳnh Câu Ngọc và Kusanagi no Tsurugi, Thảo Thế Kiếm được cho là các báu vật huyền thoại được Amaterasu ban tặng cho các đời Thiên Hoàng Nhật Bản.

Nguồn bài: Tạ Ngọc Dương

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Lên đầu trang