Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee (Phần 1)

Da 5 Bloods của Spike Lee có thể là một câu chuyện giả tưởng, nhưng nó cũng gắn kèm nhiều mối liên hệ đến các sự kiện và con người thực tế trong chiến tranh Việt Nam

Da 5 Bloods, bộ phim mới của đạo diễn Spike Lee trên Netflix có thể là một câu chuyện giả tưởng, nhưng nó dựa trên những trải nghiệm thực tế của những người lính da đen chiến đấu tại Việt Nam năm xưa, và liên hệ đến các sự kiện quan trọng của thời đại. Câu chuyện theo chân 4 cựu binh trong chiến tranh Việt Nam - Paul (Delroy Lindo), Otis (Clarke Peters), Melvin (Isiah Whitlock Jr.) và Eddie (Norm Lewis) trở về với Việt Nam thời hiện đại để tìm lại kho tàng đã chôn cất, cùng xác của người đồng đội đã hi sinh, Stormin' Norman - Norman Bão Tố (Chadwick Boseman). Một trong những nguồn tư liệu chính dùng cho Da 5 Bloods là một quyển sách mang tên Bloods: An Oral History of the Vietnam War của tác giả Wallace Terry, mang đến góc nhìn của những người lính da đen trong chiến tranh.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1

Quyển sách có sự đóng góp của hai mươi cựu binh sĩ da đen khác nhau, miêu tả chi tiết những khó khăn mà họ phải đối mặt vì màu da của mình trong suốt quãng thời gian phục vụ ở Việt Nam, và những cảm xúc xung đột của họ về chiến tranh, cũng như về lý do người Mỹ có mặt ở đây. Da 5 Bloods có đoạn mở màn gồm những sự kiện lịch sử trọng đại dẫn đến và diễn ra trong chiến tranh Việt Nam, đồng thời cũng bao gồm những cảnh quay và các bức ảnh xuất hiện ở những khoảnh khắc quan trọng xuyên suốt phim. Câu chuyện giả tưởng trong phim đã đan xen với những thực tế của chiến tranh Việt Nam, vậy nên hãy cùng tìm hiểu xem Spike Lee đã dựa trên những thực tế nào trên đất Việt năm xưa.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  2

Vàng trong Da 5 Bloods

Trong Da 5 Bloods, CIA đã bí mật đưa một chiếc máy bay chở đầy vàng vào Việt Nam, với mục đích đưa cho một nhóm người Việt được gọi là Lahu, những người tham gia giúp đỡ chiến đấu chống lại Việt Cộng. Otis giải thích rằng họ không muốn được trả bằng tiền giấy, mà thay vào đó là những thỏi vàng. Tuy không có bằng chứng cho việc CIA chuyển vàng đến Việt Nam để trả cho người đồng bào, có một thực tế trong câu chuyện của Otis, là người La Hủ đã trợ giúp Mỹ trong cuộc chiến.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  3

Được nhắc đến như một Quân đội bí mật của Mỹ, người La Hủ - cùng những tộc người khác như H'Mông, Lào và Miên - đã được CIA chiêu mộ nhằm quấy rối đường vận chuyển lương thực của phía Cộng sản, chỉ dẫn những chiến lược thả bom, và giải cứu những phi công Mỹ bị bắn. Sau chiến tranh, rất nhiều người Lahu buộc phải chạy sang Thái Lan để tránh bị chính phủ mới trừng phạt.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  4
Người La Hủ ngày nay

Trải nghiệm của lính da đen trong chiến tranh Việt Nam

Mặc dù việc tham gia vào quân đội được "quảng bá" là một cách để người da đen trở thành một phần của nền văn minh bình đẳng hơn với đầy đủ cơ hội, sự phân biệt chủng tộc vẫn rất nặng nề giữa quân đội Mỹ đóng tại Việt Nam, cũng như ngay trên đất Mỹ. Sau vụ ám sát Martin Luther King, những cây thánh giá bị đốt ở Vịnh Cam Ranh, và những lá cờ của Liên minh miền Nam Hoa Kỳ phấp phới trên các căn cứ ở Đà Nẵng. Theo Hồ sơ Quốc hội Hoa Kỳ cho biết, các nhà vệ sinh và quán bar ở Việt Nam có những hình vẽ graffiti với những nội dung như "N*****rs eat s**t" và "I'd prefer a g**k to a n****r", và có rất nhiều "sự cố" bạo lực giữa những người lính da đen và da trắng.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  5
Những người lính da đen trong chiến tranh Việt Nam

Như đã được nhắc đến trong Da 5 Bloods, những người lính da đen hiếm khi được thăng chức, có phần tách biệt so với những người lính da trắng khi không tham gia chiến đấu, và được giao những nhiệm vụ nguy hiểm hơn. Điều này khác xa với cuộc chiến tranh đầu tiên ở Mỹ, với những người lính da đen là công cụ tham gia chiến đấu. Trung đoàn Bộ binh 369, còn được biết đến với tên gọi Harlem Hellfighters, đã trở thành huyền thoại trong Thế chiến thứ nhất, phục vụ lâu hơn trên tiền tuyến so với bất kì đơn vị nào khác, bất kể việc được huấn luyện ít hơn, và chịu nhiều tổn thất hơn bất kì trung đoàn nào khác. 

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  6
Trung đoàn Harlem Hellfighters 

Nhưng trong chiến tranh Việt Nam, sự tức giận và phẫn nộ về việc đối xử với những người lính da đen đã bắt đầu sôi sục theo hướng mà nó chưa từng xảy ra trước đây. Thiếu tá Wardell C. Smith đã nhận thấy điều đó: "Khi tôi đặt chân vào quân đội năm 1956, mọi thứ đều yên bình. Không một ai nổi điên lên về những định kiến và phân biệt đối xử đang diễn ra. Người lính Negro đã không biết cách nào nhanh bằng việc lên tiếng chống lại nó. Mỗi khi anh ta cố gắng làm điều đó, anh ta bị đá vào đầu. Giờ đây, họ có thể lên tiếng và ai đó sẽ lắng nghe. Và một vài người cảm thấy vì họ sẽ đối mặt với cái chết, điều gì xảy ra không còn quan trọng nữa."

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  7

Chia sẻ với tạp chí TIME vào năm 1969, một người lính da đen đã miêu tả sự phẫn nộ và thiếu tự tin giữa những người lính da đen ở Việt Nam bằng cách hỏi "Vì sao tôi phải đến đây khi một vài người Việt Nam ở miền Nam sống tốt hơn người dân của tôi? Chúng tôi có đủ các vấn đề khi phải chiến đấu với người da trắng ở quê nhà rồi." Thật vậy, phần lớn những sự bất đồng giữa các binh sĩ ở Việt Nam đều chịu tác động bởi các sự kiện quan trọng trong cuộc chiến tranh vì dân chủ ngay tại nước Mỹ, và Da 5 Bloods sử dụng những bức ảnh, cảnh quay thực của các khoảnh khắc đó để nắm bắt được cảm xúc thời đại.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  8

Những sự kiện thực tế được liên hệ trong Da 5 Bloods

+ Ngày 11 tháng 6 năm 1963 - Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêuLà trung tâm của một cuộc biểu tình được tổ chức bởi các phật tử chống lại cuộc đàn áp Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, nhà sư Thích Quảng Đức đã ngồi xuống ở một ngã tư đông đúc tại Sài Gòn và châm lửa tự thiêu. Da 5 Bloods sử dụng bức ảnh về cái chết của ông, từng thắng giải Pulitzer của Mỹ, và cảnh quay một nhà sư tự thiêu khác xảy ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1963.

+ Ngày 1 tháng 2 năm 1968 - Xử tử Nguyễn Văn LémTrong một phân đoạn kinh khủng được ghi lại bởi một người quay phim đài NBC và một thợ chụp ảnh của hãng Associated Press, Chuẩn tướng ở miền Nam Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Loan đã xử tử một tù binh Việt Cộng có tên gọi Nguyễn Văn Lém vừa bị bắt giữ, bằng cách bắn vào đầu.

+ Ngày 16 tháng 3 năm 1968 - Thảm sát Mỹ Lai: Đây được xem là một trong những hành vi kinh hoàng nhất từng được quân đội Mỹ thực hiện, khi có hơn 500 dân thường Việt Nam bị vây bắt và tàn sát bởi lính Mỹ trong một ngôi làng ở Mỹ Lai. Chỉ duy nhất một trong số những kẻ phạm tội bị xét xử: Trung úy William Cally, người mà Quân (Nguyễn Ngọc Lâm) nhắc đến khi hét vào mặt Paul trong cuộc đụng độ với nhóm Bloods. Mặc dù ban đầu nhận bản án chung thân, Calley chỉ thụ án ba năm rưỡi quản thúc tại gia.

+ Tháng 8 năm 1968 - Những cuộc biểu tình ở Hội nghị Quốc gia Dân chủ: Tám ngày trước và trong khi diễn ra Hội nghị Quốc gia Dân chủ năm 1968, các nhà hoạt động chống chiến tranh đã tổ chức những cuộc biểu tình ở Chicago, Illinois. Các cuộc đụng độ với cảnh sát đã khiến hàng trăm người bị thương.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  9

+ Ngày 16 tháng 10 năm 1968 - Olympics ở thành phố Mexico: Hai vận động viên đoạt huy chương vàng và huy chương bạc ở Olympic, Tommie Smith với John Carlos, đã giơ lên một nắm đấm với đôi găng tay đen, biểu tượng cho cuộc vận động Black Power, và biểu ngữ Star-Spangled đã được giương lên trong buổi lễ trao huy chương cho họ. Cả hai đều bị trục xuất khỏi Thế vận hội vì biểu tình trong im lặng.

+ Tháng 7 năm 1969 - Nhiệm vụ Apollo 11: Nhiệm vụ đưa con người lên mặt trăng thành công lần đâu tiên đã trở thành điểm nhấn cho những cuộc biểu tình đòi quyền dân chủ. Hơn 500 người tham gia đã tập trung bên ngoài Trạm không gian Kennedy, dẫn dắt bởi người đứng đầu là Ralph Abernathy. Trong phân cảnh mở màn của Da 5 Bloods, Abernathy đang cầm một tấm biển hiệu có nội dung "12 đô-la một ngày để cho một phi hành gia ăn. Chúng ta có thể cho một đứa trẻ đang đói được ăn chỉ với 8 đô-la".

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  10

+ Ngày 4 tháng 5 năm 1970 - Vụ nổ súng ở Tiểu bang Kent: Trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh nhằm phản đối sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Việt Nam diễn ra tại Đại học Quốc gia ở tiểu bang Kent, 13 học sinh đã bị Đoàn ệ binh Quốc gia bắn một loạt đạn, dẫn đến 4 người chết và 9 người bị thương.

+ Ngày 15 tháng 5 năm 1970 - Vụ nổ súng ở Tiểu bang Jackson: Mười một ngày sau vụ nổ súng ở tiểu bang Kent, đã có một vụ tấn công tương tự xảy ra ở trường Đại học thuộc bang Jackson, một trường đại học lịch sử của người da đen, với hai sinh viên bị giết và 12 người khác bị thương khi cảnh sát bắn vào những người biểu tình.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  11

+ Ngày 8 tháng 6 năm 1972 - Ném bom Napalm: Một bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer của nhiếp ảnh gia Nick Út ở hãng thông tấn AP đã chụp lại khoảnh khắc cô bé 9 tuổi tên Phan Thị Kim Phúc, hay còn được gọi là "Em bé Napalm", chạy khỏi làng Trảng Bàng, Tây Ninh trong tình trạng quần áo bị đốt cháy và da thịt bị bỏng, sau khi quân đội miền Nam Việt Nam ném bom Napalm vào làng, nhưng lại ném trúng phía trước Thánh Thất Cao Đài, nơi gia đình Kim Phúc trú ẩn.

+ Ngày 29 tháng 4 năm 1975 - Sài Gòn thất thủ: Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với sự thất thủ của chính quyền Sài Gòn, khi Việt Cộng cùng với quân đội miền Bắc chiếm lấy Sài Gòn. Một cảnh trong Da 5 Bloods cho thấy một chiếc máy bay trên tàu sân bay USS Midway bị đẩy xuống biển để chừa chỗ cho máy bay đang tới để di tản quân đội rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Da 5 Bloods: Thực tế và giả tưởng trong phim của Spike Lee Phần 1  12

(Còn tiếp...)

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang