Điểm danh 10 hậu truyện thảm hoạ của các bộ phim gốc đỉnh cao (P1)

Thông thường, một bộ phim đình đám và có tiềm năng thu lợi nhuận sẽ được sản xuất nhiều phần dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là cách làm hậu truyện. Đây là điều không khó tìm ở các bộ phim Hollywood, song việc "vắt kiệt" một thương hiệu nào đó cũng gây những phản ứng ngược.

1. Zoolander 2 (2016)

Chuyện phim kể về một người mẫu quốc tế vô tình lạc vào thế giới của các điệp viên, tình huống này mang lại nhiều khoảnh khắc dở khóc dở cười. Là phiên bản hiện đại hoá của một kịch bản gốc có phần điên rồ, tuy nhiên câu chuyện gấu lại chiếm được không ít cảm tình của khán giả. 

Người ta cứ ngỡ rằng phần tiếp theo của thương hiệu Zoolander sẽ khai mở nhiều góc khuất của ngành thời trang và làng mẫu, song tất cả từ diễn viên, cốt truuyện đều chẳng mấy liên quan đến nhau. Điều này không chỉ gây thất vọng cho người xem mà còn trực tiếp phá huỷ thương hiệu của bộ phim gốc. Sự rời rạc, cẩu thả đã khiến phần 2 trở thành một pha tấu hài của làng điện ảnh.

2. Independence Day: Resurgence (2016)

Trong phần phim này, các sinh vật ngoài hành tinh xâm lăng địa cầu với quy mô lớn hơn cùng đội ngũ hùng hậu hơn. Tuy nhiên, kịch bản của bộ phim lại thể hiện rất rõ sự non tay của người viết. Với chủ đích xây dựng đội quân xâm lăng hùng mạnh, biên kịch đã mang đến những sinh vật không thể cản phá. Vì vậy việc chống lại chúng để sống sót thật khó tin và phi lý. 

Không thể phủ nhận kĩ xảo của bộ phim thuộc "hàng hiếm" trong giới, tuy nhiên điều này vẫn không thể bù đăp được những lỗ hổng quá lớn trong việc xây dựng kịch bản và cốt truyện.

3. Terminator: Genisys (2015)

Sau Terminator Salvation (2009), Terminator: Genisys ra mắt và để lại sự thất vọng ê chề cho những ai từng yêu mến thương hiệu này. Cú twist bất ngờ nhất của câu chuyện được phô bày ngay ở... trailer khiến người ta chẳng mấy hứng thú khi xem phim, thậm chí là hụt hẫng. Bên cạnh đó, kịch bản cũng tồn tại nhiều điểm phi lý về du hành thời gian, gây khó chịu cho khán giả bởi sự rối rắm của câu chuyện và tình tiết.

Về nhân vật, người ta không khỏi thất vọng khi hình tượng đẹp của Arnie gần như bị huỷ hoại hoàn toàn khi nhân vật của anh biến thành một người cha độc đoán trong các bộ sitcom. Nhưng chờ đã, phim điện ảnh mà khiến người ta liên tưởng đến sitcom thì rõ là quá thất bại rồi.

4. Dumb and Dumber To (2014)

Bộ phim được xem là tia hi vọng của anh em nhà Farrelly trong nỗ lực chứng minh óc hài hước của mình vẫn thịnh hành và hợp thời. Tuy nhiên, có lẽ sự thật lại đi ngược với kì vọng của họ. Sự nhạt nhẽo cùng những miếng hài lỗi thời đã biến bộ phim thành một trò cười theo cách mà những người tạo ra nó không hề mong muốn.

5. The Thing (2011)

So với phiên bản năm 1982 thì The Thing của năm 2011 lại giống như một bản sao nhiều hơn. Bị cái bóng quá lớn của phiên bản trước chèn ép, công với phần hình ảnh nghèo nàn, bộ phim nghiễm nhiên gây thất vọng.

 

Bài cùng chuyên mục