[Góc có thể bạn chưa biết] TÂY DU KÝ từng bị cấm chiếu ngay tập đầu tiên vì quá...phản cảm

Quỳnh

Là phiên bản đầu tiên, Tây Du Ký 1927 từng bị cục điện ảnh Trung Quốc cấm phát sóng vì chứa quá nhiều phân đoạn nhạy cảm.

Nếu đã quá quen thuộc với Tây Du Ký bản phim 1968, hẳn vẫn sẽ còn rất nhiều người cảm thấy xa lạ, thậm chí không biết khi nhắc đến cái tên Tây Du Ký 1927 (hay còn được biết đến với tên gọi khác là Động Bàn Tơ). Đây chính là dự án phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết thần thoại nổi tiếng của tác giả Ngô Thừa Ân.

>>> Xem thêm: Sự thật đằng sau cảnh quay rùng rợn nhất Tây Du Ký 1986

Tác phẩm được sản xuất theo thể loại phim câm, hình thức trắng đen do đạo diễn Đản Đỗ Vũ cầm trịch cùng vợ làm diễn viên chính. Phần phim đầu tiên nhận được thành công vang dội (hai người nhận được khoản thù lao 50.000 NDT) nên cả hai quyết định tiếp tục bắt tay vào làm phần hai. Tuy nhiên, làm phim là chuyện không hề dễ dàng. 

Ngay khi phần hai ra mắt tập đầu tiên vào năm 1929, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đối với cả hai phần vì bộ phim chứa quá nhiều cảnh nhạy cảm. Xoay quanh việc thầy trò Đường Tăng gặp kiếp nạn với 7 con yêu tinh nhện. Có nhiều phân đoạn bị khán giả ném đá, cho là "bại hoại thuần phong mỹ tục" do diễn viên trong phim ăn mặc quá thiếu vải, hở hang, táo bạo. Các diễn viên đóng yêu tinh nhện đều là nam giới.

Không những vậy, bối cảnh, trang phục lẫn cách hóa trang diễn viên cũng được nhiều người đánh giá là trông không khác gì phim kinh dị, khiến người xem vừa xem phim, vừa lo sợ. Thậm chí, có nhiều cảnh quay không có tiếng động, mang màu sắc kinh dị khiến không ít khán giả sợ hãi.

>>> Xem thêm: Những bức ảnh hậu trường cực hiếm chưa từng được tiết lộ của Tây Du Ký (Phần 1) 

Được biết sau đó, bản phim này đã được lưu giữ tại Thư viện quốc gia tại Na Uy và được trả về cho Trung Quốc vào năm 2014. Sau hơn 90 năm, phiên bản phim "đặc biệt" này đã bị hư hại nhiều và hiện đang được lưu trữ tại Cục dữ liệu điện ảnh Trung Quốc.

Bài cùng chuyên mục