Thuật "Cân đẩu vân" trong Tây Du Ký đã lừa khán giả như thế nào?

Đến nay đã 34 năm kể từ ngày phát sóng đầu tiên, sự thật về thuật "cân đẩu vân" Tây du ký 1986 mới thực sự được hé lộ khiến nhiều người "ngã ngửa".

Dù sản xuất trong điều kiện công nghệ kỹ thuật chưa thực sự đạt đến đỉnh cao như hiện tại, thế nhưng bản phim Tây Du Ký 1986 từng "làm mưa làm gió" trên khắp các màn ảnh và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giarboiwr những phép thuật thần thông của Tề thiên đại thánh

Thuật Cân đẩu vân trong Tây Du Ký đã lừa khán giả như thế nào?

Trong phim, khán giả từng thích thú được thấy cảnh Ngộ Không cưỡi Cân đẩu vân, Bạch Cốt Tinh vút bay khi hóa lại thành yêu tinh hay Trư Bát Giới bắt Cao Thúy Lan. Như vậy, đã bao gờ bạn tự hỏi, cân đẩu vân thực chất là gì?

Đây chính là một trong bảy mươi hai phép thần thông của Tôn Ngộ Không được truyền dạy bởi Bồ Đề sổ sư. Theo lời sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không thì với phép Cân Đẩu Vân (cưỡi mây), chỉ cần nhún người là có thể có thể đi được 108.000 dặm (xấp xỉ 13.468 dặm ngày nay, tương đương khoảng 21.675 km).

Thuật Cân đẩu vân trong Tây Du Ký đã lừa khán giả như thế nào?  2

Nghe như vậy, hẳn có không ít các bạn nhỏ đã ước gì mình giống Tôn Ngộ Không, chỉ một cái nhún chân đã bay tít lên tận mây xanh. Thế nhưng, thực chất cân đẩu vân chỉ là thuật giấy mà thôi!

Nếu những cảnh bay thông thường của Tôn Ngộ Không đòi hỏi cả một đội ngũ kỹ thuật đông đảo, dây cáp và đồ bảo hộ... thì khi quay Tôn Ngộ Không cưỡi cân đẩu vân đạo diễn họ Dương chỉ sử dụng mỗi giấy mô phỏng người. Và để có những cú nhảy phi thân, trên thực tế, nam diễn viên thủ vai Tề Thiên - Lục Tiểu Linh Đồng để có những cú nhảy phi thân đều phải giẫm trên đệm lò xo. Đạo diễn cũng từng vì điều này đã trằn trọc lo sợ sẽ làm phật lòng các khán giả. 

Thuật Cân đẩu vân trong Tây Du Ký đã lừa khán giả như thế nào?  3

Còn Lục Tiểu Linh Đồng thừa nhận: "Tây du ký 1986 không phải dự án hoàn hảo. Khoa học kỹ thuật phục vụ kỹ xảo làm phim thời đó còn quá kém, đây là điều tiếc nuối với cả ê-kíp. Đơn giản như cảnh Tôn Ngộ Không bay, khán giả vẫn có thể nhận ra dây dù kéo phía sau. Hoặc như một cảnh khác, đá nổ nhưng thấy bọt, rất không hợp lý. Nếu có thể quay lại, chúng tôi hy vọng làm tốt hơn thế. Nhiều lúc xem phim, tôi còn cảm thấy xấu hổ".

Bỏ qua tất cả những khó khăn, thiếu thốn kể trên, bản phim Tây du ký 1986 vẫn xứng đáng được xem là một miền ký ức không thể thay thế trong lòng khán giả yêu điện ảnh một thời.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang