Sau đây là danh sách các thuật ngữ game được sắp xếp theo thứ tự ABC để bạn có thể trở thành một game thủ sành điệu, giao tiếp và "chém gió" thành thần cùng bạn bè khi chơi game với nhau.
#
8-bit: Khởi đầu thuật ngữ này ám chỉ bộ xử lý thường được sử dụng trong các bộ máy tính đầu tiên và máy chơi game như NES chẳng hạn. Giờ đây 8-bit dùng để chỉ một phong cách nghệ thuật, thiết kế dựa trên những tựa game đã ra mắt trên những hệ máy đó.
A
AAA: Đọc là Triple A, thường dùng để nhắc đến về những tựa game được làm với kinh phí khủng, đội ngũ phát triển lớn và chuyên nghiệp hoặc chỉ đơn giản do các nhà phát hành lớn liên kết với các studio game và cho ra sản phẩm.
Abandonware: Là một phần mềm không còn được hỗ trợ hay phân phối chính thức bởi chính tác giả hoặc công ty phát hành. Các tựa game chơi multi thường sẽ không thể chơi được nữa sau khi máy chủ đóng cửa là một dạng hay gặp nhất của abandonware.
Aggro: Viết tắt của Aggressive hay hung hãn, áp đảo. Nó cũng có thể được sử dụng để chỉ hành động dụ dỗ kẻ địch vào tầm đánh của bạn.
Artifical Intelligence/NPC: Trí thông minh nhân tạo/Máy: Trong gaming thì thuật ngữ này chỉ những người chơi không do con người điều khiển. Thường được game thủ chửi "máy ngu quá" là vậy.
Aimbot: Là một công cụ sử dụng trong các tựa game FPS cho phép người chơi bắn trúng mục tiêu mà không cần phải ngắm chính xác, thường được xem là gian lận khi thi đấu chuyên nghiệp lẫn bán chuyên.
Alpha: Đề cập đến một giai đoạn trong phát triển một tựa game. Nếu alpha là giai đoạn đầu của game với các tính năng chưa hoàn thiện thì beta là giai đoạn tiếp theo của alpha.
Area of effect (AoE): Là thuật ngữ mô tả một kỹ năng diện rộng với tầm ảnh hưởng trên cả một vùng, có thể là hồi máu hay sát thương. Thuật ngữ này không bị giới hạn
Action Roleplaying Game (ARPG): ARPG là một nhánh con của game nhập vai phiêu lưu tập trung chủ yếu vào hành động theo thời gian thực và chiến đấu hơn là cốt truyện sâu và phức tạp. Diablo và Path of Exile là 2 cái tên điển hình nhất trong dòng game này.
Asset flipping: Thuật ngữ này dùng để chỉ những tựa game được tạo nên từ những mô hình ảo được mua từ các cửa hàng trực tuyến thay vì tự tay thiết kế từ đầu. Nghe thì có vẻ thiếu công bằng nhưng để tiết kiệm công sức thì một số thiết kế sẽ được mua và ngay cả những cái tên lớn cũng làm điều tương tự, ít hay nhiều mà thôi.
Asynchronous Multiplayer: Các tựa game này không cần tất cả người chơi online cùng một lúc để chơi được tựa game. Ví dụ như chơi cờ qua email chẳng hạn, đó là một dạng game asynchronous multiplayer đấy.
Avatar: Là một đại diện bề ngoài của người chơi trong game.
B
Balance: Cân bằng một tựa game là quá trình điều chỉnh các luật lệ và hệ thống để đạt được độ công bằng hoặc nhí nhố, tùy theo nhà phát triển hướng đến. Trong game Multiplayer thì cân bằng game để không một nhân vật, lớp nhân vật, vũ khí hay kỹ năng nào quá vượt trội so với phần còn lại, đem lại lợi thế không công bằng cho những người chơi khác.
Battle Royale: Là một thể loại game được phổ biến bởi PUBG và Fortnite, một biến thể của game Multiplayer để tìm ra kẻ sống sót cuối cùng.
Beta: Là một giai đoạn phát triển game, game ở mức chưa cân bằng và đầy đủ tính năng, cần được thử nghiệm nhiều hơn để tìm ra các lỗi để chuẩn bị phát hành chính thức.
Boss: Trùm. Là một kẻ địch trong game với sức mạnh bượt trội so với những kẻ địch khác, thường khá khó để người chơi tiêu diệt.
Buff: Một loại trạng thái tạm thời mang tính tính cực lên nhân vật của người chơi, ví dụ như yểm bùa tăng sức chống chịu cho nhân vật. Trong cân bằng game đây là hành động tăng sức mạnh trực tiếp hay gián tiếp cho một nhân vật, kỹ năng, vật phẩm nào đó.
Bullet hell: Là một thể loại phụ của game bắn súng trong đó người chơi sẽ phải tránh các luồng đạn bắn vào nhân vật. Thường thì trên màn hình sẽ toàn là đạn thôi và bạn phải né muốn chết mới qua màn được.
Bullshot: Đây là một hình ảnh trong game dùng để quảng bá cho tựa game nào đó và thường thì nó rất "lừa tềnh" vì không được lấy trực tiếp từ game mà đã qua chỉnh sửa, sử dụng các mẫu chất lượng cao, được chỉnh sửa khá mạnh tay.
C
Camping: Là một chiến thuật trong đó người chơi chỉ ngồi thủ một chỗ đợi kẻ địch đến gần, thường là toàn chỗ hiểm và ít người ngờ tới nhất.
Class: Trong các game có chia lớp nhân vật (hay phái) thì không nhân vật nào có thể sử dụng tất cả các kỹ năng cả. Thay vào đó các kỹ năng sẽ được chia ra theo từng class riêng biệt. Trong game bắn súng thì ví dụ chỉ Medic có thể hồi máu cho đồng đội hay Sniper mới có thể dùng súng bắn tỉa chẳng hạn.
Checkpoint: Checkpoint là một khu vực trong game mà quá trình chơi game của bạn sẽ được tự động lưu lại hoặc tự bạn kích hoạt. Không có checkpoint thì bạn có thể phải đi lại toàn bộ nhiệm vụ rất cực.
Clipping: Đây là một thuật ngữ chỉ lỗi đồ họa khi một vật thể này đi xuyền qua vật thể kia, người đi xuyên tường chẳng hạn, hoặc toc snhaan vật đâm xuyên qua mũ của họ.
Closed/Open Beta: Closed Beta là một bản thử nghiệm có chọn lựa người chơi thử nghiệm trong khi Open Beta thì ai cũng có thể thử nghiệm game được cả.
Combo: Là viết tắt của Combination để chỉ ra một chuỗi các hành động nối tiếp nhau. Trong game đối kháng thì combo là một loạt những đòn tấn công theo tuần tự mà nếu thực hiện thành công sẽ đem đến hiệu quả hay hiệu ứng đẹp mắt. Combo càng khó thực hiện thì càng gây nhiều sát thương.
Cooldown: Dùng để chỉ thời gian hồi chiêu của kỹ năng sau khi sử dụng trước khi bạn có thể dùng nó một lần nữa, thường gặp trong các game có kỹ năng như RPG hay MOBA.
Crafting: Chế tạo. Thường nhắc đến một hệ thống trong game khi người chơi có thể kết hợp các vật phẩm và nguyên liệu lại với nhau để tạo nên một vật phẩm tốt hơn. Trong RPG thường sẽ tạo ra các bình thuốc hay món đồ mới tốt hơn.
Critical hit: Đòn đánh gây thêm nhiều sát thương hay còn gọi là đòn chí mạng. Trong một số game thì sát thương chí mạng sẽ nhân hệ số sát thương hoặc bạn cần phải đánh trúng một điểm để đạt được cú đánh chí mạng đó.
Crowd control (CC): Là một chiến thuật giúp điều khiển địch trong chiến đấu, thường được biết đến qua những kỹ năng khống chế đám đông là chủ yếu, đặc biệt trong các tựa game MOBA.
CRPG: Classic RPG: Thường để nhắc đến các tựa game RPG của phương Tây như Baldur’s Gate, Fallout, Planescape: Torment hoặc các tựa game mới hơn như Wasteland 2, Divinity: Original Sin, and Pillars of Eternity.
D
Debuff: Là một trạng thái tạm thời khiến người chơi chịu ảnh hưởng của các hiệu ứng bất lợi. Ví dụ phép yểm bùa khiến nhân vật bị giảm tốc độ.
Dialogue tree: Cây hội thoại là một sơ đồ với những câu hỏi và câu trả lời đã được soạn sẵn để người chơi lựa chọn nhằm kích hoạt các tùy chọn khác đến từ những nhân vật khác.
Downloadable Content (DLC): Là một thuật ngữ chỉ các nội dung được thêm vào phần nội dung chính của game mà nhà phát triển phát hành riêng rẽ với mức giá tùy vào độ hảo tâm của họ. DLC có thể rất nhỏ như hình xăm, nón mũ mới cho nhân vật hoặc có thể cả một chương truyện mới hoàn toàn.
Damage per minutes/second (DPM/DPS): Sát thương trung bình mà nhân vật có thể xuất ra được trong một đơn vị thời gian tương ứng. Thông số này thường dùng để tối ưu hóa nhân vật của bạn hoặc để so sánh giữa các vũ khí khác nhau.
Digital rights Management (DMR): Là một loại phần mềm hoặc một hệ thống để bảo vệ các tài sản kỹ thuật số, tránh bị sao chép bất hợp pháp. DMR tkhoong chỉ được sử dụng trong game mà còn có thể trong phim ảnh và âm nhạc nữa.
Dungeon crawl: Là một thể loại game tập trung vào việc người chơi chiến dấu, quét sạch các hang động quái vật.
(Còn tiếp)