Google Play Store hay còn có tên gọi trước kia là Android Market, là một chợ ứng dụng của hệ điều hành Android cho phép người dùng tìm kiếm và tải các ứng dụng, trò chơi về thiết bị di động của mình, dưới sự quản lý của Google.
Hiện nay thì mọi thiết bị chạy Android đều được trang bị sẵn kho ứng dụng CH Play, trước đây là Android Market, nhằm giúp người dùng thuận tiện hơn trong việc cài đặt và sử dụng các ứng dụng tiện ích hay trò chơi giải trí ngay trên chính thiết bị di động của mình. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và nâng cấp, kho ứng dụng Google Play Store ngày càng được tối ưu hơn về cả tính năng lẫn giao diện.
Bài viết đầu tiên trong chuyên đề Google Play Store dành cho người mới sẽ giới thiệu cặn kẽ giao diện của chợ ứng dụng này thông qua những hình ảnh cụ thể. Lưu ý là tùy theo thị trường tại các khu vực khác nhau, Google Play Store sẽ có những hiển thị khác nhau.
Giao diện đầu tiên người dùng sẽ bắt gặp khi khởi động ứng dụng Google Play Store. Từ trên xuống sẽ bao gồm thanh tìm kiếm, nút 3 gạch ngang mở ra menu của ứng dụng và nút micro cho phép tìm kiếm bằng giọng nói. 3 thẻ tiếp theo gồm có'Apps', 'Games', 'Books' là những loại sản phẩm mà Google Play Store cung cấp.
Mục 'New + Updated Games' sẽ liệt kê những trò chơi mới được thêm vào kho hoặc trò chơi cũ nhưng có bản cập nhật. Trong khi 'Popular Apps+ Games' là nơi thể hiện những tựa game 'hot' nhất trong tuần.
Cũng tùy nhu cầu sử dụng và dựa theo lịch sử tìm kiếm của người dùng mà CH Play sẽ hiển thị những thông tin thay đổi theo. Như hình trên là 'Recommended for You' có thể sẽ là gợi ý những tựa sách hoặc game/ứng dụng phù hợp với bạn. Bên dưới 1 chút là mục 'New + Updated Apps' thể hiện những ứng dụng vừa mới lên Store hoặc vừa có bản cập nhật.
Mục 'Want quick suggestions?' sẽ gợi ý cho người dùng thực hiện đánh giá game hoặc ứng dụng mà họ đã cài đặt và sử dụng. Đây là 1 cơ hội giúp nhà phát triển ứng dụng ghi nhận phản hồi từ phía người dùng. Bên dưới là danh sách 'Offline Games', giới thiệu cho người dùng những tựa game không cần kết nối mạng khi chơi.
Ngoài ra CH Play còn đưa ra khá nhiều lựa chọn khác dành cho người dùng. Chẳng hạn như 'Action Games' (game hành động) hay 'Multi-Player Games' (game nhiều người chơi).
'Fiction & Literary Collections' giới thiệu các tựa sách trên CH Play. 'Games Under 25MB' là những tựa game có dung lượng dưới 25MB, giải trí thư giãn thú vị và không gây nặng máy hay chiếm dụng quá nhiều bộ nhớ của thiết bị.
Trên đây là các thành phần chủ yếu xuất hiện trên giao diện đầu tiên của chợ ứng dụng Google Play Store. Ngoài ra, khi vào từng chuyên mục cụ thể như 'Games', 'Apps' hay 'Books' thì giao diện của CH Play sẽ thay đổi tương ứng.
Giao diện chuyên mục 'Apps' (có thể 'trà trộn' 1 số game trong đó). Tại đây cũng sẽ có 1 thanh tìm kiếm, mục giới thiệu ứng dụng và những ứng dụng ''hot' nhất trong tuần. Đáng chú ý là các tab chức năng, phân loại ứng dụng như 'Categories', 'Home', 'Top paid' (top ứng dụng tính phí), 'Top free' (top ứng dụng miễn phí)...
Các thể loại ứng dụng trong tab 'Categories', khá đa dạng từ trò chơi, gia đình, giáo dục, giải trí, liên lạc hay sách. Mục 'Editors' choice' là những gợi ý ứng dụng hay từ phía quản lý CH Play.
Tap 'Trending' là nơi tập hợp những tựa game hoặc ứng dụng đang được cộng đồng quan tâm nhất (khác biệt ở từng thị trường)
Bên 'Games' cũng có những sắp xếp tương tự như bên 'Apps'. Thực chất 'Apps' chính là 1 thư mục lớn chứa cả 'Games'.
Giao diện của chuyên mục 'Books' cũng có sự đồng bộ với bên 'Apps', 'Games' tuy nhiên lại được thể hiện với tông màu xanh biển tươi mát. 'What Others Are Reading' cho người dùng biết những tựa sách nào đang được người dùng quan tâm nhiều.
Sách cũng được sắp xếp theo các thể loại vô cùng đa dạng và phong phú, từ sách kinh doanh, tiểu thuyết, khoa học, sức khỏe, ngôn ngữ cho đến các loại sách dành cho trẻ em.
Đó chính là tất cả những gì cơ bản nhất mà người dùng có thể nắm khi bước vào giao diện của ứng dụng Google Play Store trên Android. Trong bài viết tiếp theo sẽ giúp bạn tìm hiểu về những phần trong mục cài đặt.