Nếu bạn là người mới và tự muốn build PC tại nhà, việc lựa chọn và mua các linh kiện phù hợp là một điều khó khăn. Người mới có thể mắc một số lỗi phổ biến vì có quá nhiều thứ cần theo dõi khi mua tất cả các linh kiện và build máy. Do đó, bạn cần đảm bảo tuân thủ một số quy tắc đơn giản để tránh mắc phải những sai lầm đắt giá.
Có vẻ như việc chuẩn bị bằng cách đọc hướng dẫn và xem video build PC là đủ, nhưng những hướng dẫn này không chia sẻ những sai lầm mà người dùng thường mắc phải. Bài viết này sẽ liệt kê những điều lỗi thường gặp phải khi tự build PC.
Trong khi lựa chọn và mua các linh kiện phù hợp, hãy chi tiêu cẩn thận vì những sản phẩm này sẽ ở bên cạnh bạn trong nhiều năm tới. Vì những linh kiện này đều có giá rất đắt, nên hãy đảm bảo rằng bạn không mua bộ nguồn (PSU) giá rẻ nhưng không đáng tin cậy vì nó có thể làm hỏng PC của bạn.
Một PSU rẻ tiền có thể làm hỏng các linh kiện PC của bạn theo thời gian và buộc bạn phải thay thế nó.
Thứ hai, nếu bạn build một PC gaming, hãy tập trung chi phí nhiều hơn cho GPU. Nhưng đừng chi hầu hết ngân sách của bạn cho card đồ họa tốt nhất vì các thành phần khác có thể làm giảm hiệu suất của GPU và làm xấu đi trải nghiệm chơi game của bạn.
Cuối cùng, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm hoàn toàn tương thích. Nếu bạn đã mua một CPU có thể ép xung, mainboard có thể có một ổ cắm tương thích, nhưng bạn sẽ cần đảm bảo rằng nó cũng hỗ trợ ép xung.
Ngoài ra, khi mua bộ tản nhiệt CPU và GPU, hãy kiểm tra xem cả hai linh kiện đó có vừa với bên trong case mà không ảnh hưởng đến các linh kiện khác hay không vì các sản phẩm này chiếm không gián khá lớn.
Siết chặt vít
Cho dù đó là quạt case, giá đỡ GPU hay bo mạch chủ, không cần vặn quá chặt các vít vì nó có thể làm hỏng linh kiện. Đặc biệt khi lắp đặt main, đây là một linh kiện dễ vỡ, bạn nên vặn chặt các vít vừa đủ để giữ cố định. Chỉ cần lắp bốn vít ở mỗi góc là đủ.
Luôn có nguy cơ làm gãy các bộ phận nếu các con vít bị siết chặt quá mức. Nếu bạn đang di chuyển với PC, thay vì siết chặt các ốc vít quá nhiều, tốt hơn là bạn nên tháo rời PC và mang theo.
Không kiểm tra miếng dán nhiệt được dán trước
Xem thêm: 10 điều mà bạn cần lưu ý khi tự build PC tại nhà
Khi lắp tản nhiệt CPU, bạn cần kiểm tra xem nó đã được dán keo tản nhiệt chưa. Không nên dán keo tản nhiệt chồng lên lớp keo cũ, bạn có thể làm sạch lớp keo tản nhiệt cũ trên bộ tản nhiệt bằng cách sử dụng cồn y tế và lau bằng bông gòn.
Nếu bộ tản nhiệt CPU không có keo dán sẵn, bạn sẽ cần mua loại keo tản nhiệt của bên thứ ba. Điều quan trọng ở đây là có được một sản phẩm tốt, vì nó sẽ giúp CPU của bạn luôn mát mẻ mà không làm nó giảm hiệu suất hoạt động.
Lắp đặt RAM
Nếu bạn đã mua 2 thanh RAM, nó cần được lắp đúng cách trên mainboard để có thể hoạt động hết công suất. Không lắp cả hai thanh RAM ngay cạnh nhau vì nó sẽ ngăn RAM chạy ở chế độ dual-channel.