Các sản phẩm được hỗ trợ AI như ChatGPT còn vô số lỗi, một điểm khiến nhiều chuyên gia lo ngại.
Bộ trưởng Kỹ thuật số của Nhật Bản, Taro Kono cho biết ChatGPT đã nhầm lẫn ông với thủ tướng của quốc gia.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg gần đây, ông Kono cho biết: "Tôi đã hỏi ChatGPT Kono Taro là ai và ChatGPT đã trả lời sai. Vì vậy, người dùng cần phải thận trọng". Khi được hỏi ChatGPT trả lời như thế nào khi ông hỏi chatbot mình là ai, Kono nói rằng ChatGPT đã gọi ông là thủ tướng Nhật Bản.
Fumio Kishida đã đảm nhiệm thủ tướng Nhật Bản kể từ năm 2021 và cũng chính ông là người thành lập một hội đồng để xem xét tiềm năng kinh tế và rủi ro của AI, nhằm tìm cách đi đầu trong việc quản lý công nghiệ với cương vị là chủ tịch G7 năm 2023.
Tuy nhiên, Taro Kono lại đi ngược lại với quan điểm trên và ủng hộ việc sử dụng AI nhiều hơn nhằm để khắc phục tình trạng thiếu nhân công lao động trong bối cảnh giảm dân số. "Robot không phải là mối đe dọa đối với lực lượng lao động ở Nhật Bản. Chúng tôi háo hức chờ đợi để có thể các công nghệ AI mới." ông Kono cho biết.
Các chuyên gia AI cũng đã đưa ra lời cảnh báo đối với các sản phẩm do AI tạo ra, trong đó có ChatGPT của Open AI. Các chatbot được cung cấp bởi các mô hình ngôn ngữ lớn, dễ gây "ảo giác" và có thể đưa ra những thông tin gây sai lệch.
Kể từ khi ra mắt, ChatGPT đã gây thất vọng cho các chuyên gia trong một số lĩnh vực. Ví dụ, một số giáo sư đại học đã nêu lên những lo ngại về công nghệ và nói họ đã bắt gặp các sinh viên đang cố gắng chuyển nội dung do AI tạo ra thành nội dung của riêng họ.
Việc gấp rút chạy đua trong lĩnh vực AI của các công ty, khi liên tục tích hợp trí tuệ nhân tạo vào công cụ tìm kiếm hoặc các sản phẩm khác của mình, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ lan truyền thông tin sai lệch.
Liên minh Châu Âu (EU) trong tháng 5 cũng đã ban hành nhiều quy định hơn đối với các công cụ AI như ChatGPT của OpenAI và Bard của Google.