Công An mạng là gì và mục đích hoạt động của Công An mạng là như thế nào?

Công An mạng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh trên không gian mạng Internet đang quá nhiều thông tin như ở thởi điểm hiện tại

Có lẽ trên MXH thì bạn cũng nhiều lần nghe đến "Cảnh sát mạng" hay "Công An mạng" nhưng liệu bạn có thật sự hiểu được ý nghĩa của chúng là gì hay không?

Được biết thì đây là một thuật ngữ dùng để nói về những người công an đang làm việc tại các cơ quan công an mật để tổ chức, thực hiện những nhiệm vụ giám sát không gian mạng tại quốc gia của họ. Tùy theo từng quốc gia mà mục đích của công an mạng sẽ thay đổi, tuy nhiên nó đều mang một điểm chung đó là chống lại tội phạm ảo, kiểm duyệt, tuyên truyền, giám sát và điều khiển ý kiến của cộng đồng một cách trực tuyến.

Công An mạng tại Việt Nam

Hoạt động cũng Công An mạng tại Việt Nam có mục tiêu chính đó chính là bảo vệ chế độ và phòng chống tội phạm, được chia sẻ nhiệm vụ giữa Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50 của Bộ Công An, Tổng cục Tình báo quốc phòng (Tổng cục 2) của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tổ chức Ân Xá Quốc tế cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp những nhà hoạt động trên Internet đã bị bắt vì những hoạt động mang tính chống phá chính phú thông qua không gian mạng.

Phần lớn các website bị kiểm duyệt thường chứa những nội dung nhạy cảm liên quan đến chính trị, tôn giáo mang tính chất chống lại chỉnh phủ Việt nam. Theo như nghiên cứu của OpenNet thì những website bị chặn hầu hết đều có nội dung về những hoạt động chống đối của người Việt hải ngại, những tổ chức báo chí hải ngoại hay tổ chức phi chính phủ độc lập, nhân quyền hoặc các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Thậm chí một số trang MXH như Facebook cũng nằm trong tầm ngắm của Công An mạng khi hàng loạt những trang có mục đích chống phá nhà nước xuất hiện trá hình.

Công An mạng ở những quốc gia khác

Không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở những quốc gia tiến bộ khác cũng có sự xuất hiện của Cánh Sát Mang, Công An Mạng để giám sát tình hình an ninh trên không gian mạng tại quốc gia đó.

Tại Canada cũng đã xuất hiện một số cơ quan giám sát Internet, bao gồm cả Cảnh sát Hoàng gia Canada (Royal Canadian Mounted Police) đã từng ghi nhận rất nhiều những vụ lừa đảo, phạm tội liên quan đến công nghệ máy tính trên không gian mạng.

Trung Quốc cũng có một tổ chức chuyên giám sát các hoạt động trên không gian mạng tại đất nước này, tương tự như cách hoạt động của Công An Mạng tại Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm, bắt giữ những ai có ý định chống phá chế độ.

Theo như Tổ chức giám sát nhân quyền quốc tế cho biết thì Trung Quốc là nơi có số nhà báo và những người bất đồng chính kiến trên mạng bị cầm tù nhiều nhất thế giới. Những người này thường mắc phải những tội danh bao gồm liên lạc với các nhóm nước ngoài, ký vào các thư kêu gọi online, và kêu gọi cải cách và chống tham nhũng. Trung Quốc cũng là quốc gia có chế độ kiểm duyệt Internet vô cùng khắt khe, được kiểm duyệt dưới dạng tầng tầng lớp lớp những hệ thống cơ sở hạ tầng Internet được biết dưới cái tên "Great Firewall of China", hay "Dự án Giáp vàng" để ngăn chặn những luồng thông tin không phù hợp di chuyển trong không giang mạng trong và ngoài nước.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang