EU cảnh báo Twitter có thể bị cấm ở 27 quốc gia trên thế giới
Ủy viên Liên minh Châu Âu yêu cầu Elon Musk chấp hành chính sách kỹ thuật số, nếu không muốn Twitter bị cấm toàn cầu.
Thierry Breton, uỷ viên Liên minh Châu Âu (EU) giám sát các quy định về Internet cảnh báo Elon Musk cần tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng khỏi ngôn từ kích động thù địch, thông tin sai lệch và nội dung có hại khác trên Twitter, nếu không muốn bị cấm.
Đây là một trong những nội dung giữa cuộc trao đổi trực tuyến giữ CEO Twitter và Thierry Breton vào ngày 30/11. Trong cuộc họp, Breton đưa ra những giải pháp giúp Twitter tránh vi phạm các quy tắc mới, nhất là phải chịu những khoảng tiền phạt khổng lồ hoặc thậm chí là lệnh cấm ở 27 quốc gia và bị phạt 6% doanh thu toàn cầu năm 2021. Các quy tắc mới được gọi là Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số, sẽ có hiệu lực vào năm tới.
Xem thêm: Apple đe doạ sẽ "đá" Twitter khỏi App Store
EU đã ban hành Đạo luật dịch vụ Kỹ thuật số từ đầu năm và có hiệu lực từ 16/11. Một trong các điều khoản là "phát hiện, gắn cờ và xóa nội dung bất hợp pháp".
Theo uỷ viên EU, Twitter "còn nhiều việc cần giải quyết, phải kiểm soát tốt hơn về chính sách về minh bạch người dùng, ngăn chặn nội dung quảng bá khủng bố, lạm dụng tình dục trẻ em, ngôn từ kích động thù địch và quảng cáo lừa đảo.
Những quy tắc kỹ thuật số mới này đã đưa châu Âu trở thành quốc gia đi đầu trong toàn cầu về nỗ lực kiềm chế quyền lực của các công ty truyền thông xã hội, có khả năng xung đột với tầm nhìn của Musk về một Twitter tự do hơn.
Breton nói thêm rằng Musk đã đồng ý để Twitter của Liên minh Châu Âu một "bài kiểm tra" về việc tuân thủ Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số vào đầu năm tới.
Thử nghiệm, sẽ diễn ra tại trụ sở chính của Twitter vào đầu năm 2023, sẽ mang đến cho Twitter nhiều cơ hội để thực hiện các thay đổi nhằm đáp ứng các thời hạn pháp lý và chuẩn bị cho một cuộc kiểm toán độc lập đối với các hoạt động của công ty.
Theo CNN, cuộc họp Breton và Musk diễn ra sau cuộc thảo luận trước đó vào tháng 5 năm ngoái, nơi Musk bày tỏ sự ủng hộ đối với các quy định của châu Âu.
Ngoài sự giám sát của EU, Twitter cũng có thể phải đối mặt với áp lực từ chính phủ Mỹ, nơi Twitter đặt trụ sở chính.
Tại một hội nghị diễn ra vào ngày 30 tháng 11, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết bà đã nói nhầm khi trước đó nói rằng không có cơ sở để điều tra việc Musk mua lại Twitter, trong đó bao gồm cả khoản tài trợ từ một hoàng tử Ả Rập Xê Út.
Giờ đây, Yellen nói rằng có thể thích hợp để Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) xem xét việc Musk tiếp quản Twitter càng sớm càng tốt.
Twitter gần như bị "đảo lộn" hoàn toàn, sau khi Elon Musk mua lại trước đó một tháng, cho thấy nền tảng có nguy cơ phát tán thông tin sai lệch. Đặc biệt là những động thái như sai thải hàng loạt nhân sự, trong đó có những nhân viên kiểm duyệt.
Bài cùng chuyên mục