Sàn giao dịch tiền ảo FTX và Alameda Research do Sam Bankman-Fried thành lập phải gánh nợ con số lên đến 3 tỉ USD.
Các nhà đầu tư của FTX có nguy cơ mất hàng tỉ USD sau khi sàn giao dịch tiền ảo này đã nộp đơn phá sản vào ngày 11 tháng 11 trước đó. Công ty do người tự cho là "Thần đồng tiền số", Sam Bankman-Fried xác nhận bị hack sau khi nộp đơn phá sản, khiến hàng trăm triệu USD "bốc hơi" không lý do. Quá trình nộp đơn phá sản và hàng trăm triệu USD biến mất vẫn đang được các cơ quan chính phủ điều tra.
Tương tự như nhiều sàn giao dịch tiền ảo khác, FTX đã phát triển một loại tiền điện tử của riêng mình có tên là FTT. Alameda Research được cho là công ty "chị em" của FTT, cũng do Sam Bankman-Fried thành lập đã âm thầm giao dịch hàng tỷ USD từ FTX và tận dụng token FTT làm tài sản thế chấp. Theo các nguồn tin tiết lộ với CNBC, Alameda Research đã "vay" hàng tỷ USD từ sàn giao dịch FTX. Cả hai đều do Bankman-Fried đứng sau.
Xem thêm: FTX xác nhận bị hack sau phá sản, hàng trăm triệu USD "bốc hơi" không lý do
FTX cho biết họ có thể cần phải cập nhật danh sách chủ nợ trong khoảng thời gian mà "các cuộc điều tra tiếp tục đào sâu vào những con số, bao gồm các khoản thanh toán đã được thực hiện nhưng chưa được công ty ghi chép lại trong sổ sách."
Tài liệu toà án cũng liệt kê FTX hiện đang nợ 10 khách hàng trên 100 triệu USD. Trong đó, khoản nợ lớn nhất lên tới 226 triệu USD. Ngoài ra, sàn giao dịch này còn có 50 chủ nợ khác, với số dư của các khoản nợ đều trên 20 triệu USD. Cuối cùng, số tiền mà FTX phải gánh lên tới 3,1 tỉ USD đối với 50 chủ nợ lớn nhất.
Đây chỉ là con số ít trong 1 triệu con chủ nợ mà FTX phải trả. Những chủ nợ này sẽ có cơ hội tham gia vào thủ tục phá sản và đề xuất cách họ muốn thu hồi số tiền của mình, tuy nhiên số tiền mà họ nhận lại sẽ không còn "nguyên vẹn". Phần lớn các chủ nợ là khách hàng của công ty và khoản nợ của họ "không được đảm bảo", đó là một thuật ngữ được sử dụng khi tiền được cho vay mà không cần thế chấp.
Xem thêm: Sau khi nộp đơn xin phá sản, Sam "xoăn" tuyên bố có thể huy động 8 tỷ USD trong vòng 2 tuần
Trong một tài liệu khác của tòa án, FTX cho hay công ty này có 330 nhân viên làm việc trên khắp thế giới, hiện đang trong tình trạng "cực kỳ kiệt quệ".
Công ty đề nghị tòa cho phép họ tiếp tục trả lương cho các nhân viên mà họ cho là đóng vai trò quan trọng trong vụ phá sản này. Theo tài liệu mà FTX gửi tới tòa án, Giám đốc điều hành mới của họ, John Ray III, yêu cầu mức lương 1.300 USD/giờ. FTX cũng phải trả lương cho 3 nhân sự cấp cao mới để hỗ trợ vụ phá sản.