Twitter có thể "nhận được" nhiều thay đổi dưới sự lãnh đạo của Musk.
Theo The Wall Street Journal và The Washington Post, sau nhiều tháng căng thẳng về pháp lý, cuói cùng thì Elon Musk chính thức tiếp quản Twitter. Động thái đầu tiên của ông là sa thải Giám đốc điều hành Parag Agrawal, Giám đốc tài chính Ned Segal và các giám đốc điều hành khác.
Elon Musk đã bắt đầu hoàn tất thủ tục việc mua lại MXH này trước thời hạn thứ Sáu. Ông cũng dành nhiều thời gian để "giao lưu" các nhân viên làm việc ở trụ sở chính của Twitter ở San Francisco trong tuần này.
Xem thêm: Elon Musk dự kiến sẽ sa thải 75% nhân viên của Twitter
Việc kết thúc thỏa thuận sẽ chấm dứt cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều tháng đã nhấn chìm Twitter kể từ khi Musk lần đầu tiên đề nghị mua lại công ty với giá 44 tỷ USD vào tháng 4 , trước khi thông báo vài tuần sau đó rằng việc mua lại đã “tạm dừng” vì lo ngại về số lượng bot và tài khoản giả trên nền tảng. Các luật sư của Twitter sau đó lập luận rằng vấn đề về bot chỉ là "cái cớ" để Musk từ chối thỏa thuận.
Tuy nhiên, việc hoàn tất thảo thuận còn lâu mới kết thúc tình trạng hỗn loạn nội bộ bên trong Twitter. Sau khi đảm nhiệm vị trí CEO của Twitter, Elon Musk chính thức sa thải ít nhất 4 Giám đốc cấp cao của mạng xã hội này, bao gồm Giám đốc điều hành, Parag Agrawal; Giám đốc tài chính, Ned Segal; Vijaya Gadde, Trưởng phòng Pháp lý; Sean Edgett, Tổng cố vấn của công ty. Theo New York Times cho biết, bộ ba này đã được hộ tống ra khỏi văn phòng Twitter.
Ngay sau thông tin sẽ chốt mua Twitter, Elon Musk đã đổi giới thiệu bản thân thành "Chief Twit" (ông chủ Twitter) và đăng video dài 9 giây xuất hiện trong trụ sở chính của Twitter, nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt "thích".
Xem thêm: Các pháp sư Trung Hoa hiện thực hoá thành công tàu siêu tốc Hyperloop của Elon Musk
Trước đó, Musk cũng chia sẻ rằng sẽ mạng lại loạt thay đổi lớn khác cho công ty MXH này, trước tiên là việc nới lỏng các quy tắc kiểm duyệt của nền tảng. Ngoài ra, ông cũng thay đổi "nội bộ" công ty, trong một tuyên bố sẽ sa thải 75% nhân viên đang làm việc tại Twitter được công bố mới đây.
Elon Musk, người tự cho mình là một nhà chuyên chế về quyền tự do ngôn luận, ông đã cam kết hạn chế việc kiểm duyệt nội dung để ủng hộ việc nhấn mạnh quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó có nguy cơ gây ra xung đột với một số nhà quảng cáo, chính trị gia và người dùng thích một nền tảng được kiểm duyệt hơn.
Trong một thông điệp gửi đến các nhà quảng cáo trên Twitter, vị tỷ phú thế giới cho biết ông mua công ty để “có một quảng trường kỹ thuật số chung, nơi có thể tranh luận một cách lành mạnh về nhiều niềm tin”.