10 điều mà bạn cần lưu ý khi tự build PC tại nhà

Quân Kít

Một số lỗi thường gặp khi build PC? Bài viết này Lag.vn sẽ liệt kê những điều quan trong mà bạn cần nhớ khi build một PC tại nhà.

Việc build một chiếc PC khá đơn giản, tương tự như bạn đang trong quá trình lắp LEGO. Nhưng để lắp một chiếc PC trong thời gian ngắn và dễ dàng và tránh tình trạng quên lắp những bộ phận nhỏ. 

Bài viết này Lag.vn sẽ liệt kê những điều quan trong mà bạn cần nhớ khi build một PC.

 

Mua các thành phần tương thích

Khi mua các linh kiện cho PC, bạn có thể bỏ qua quá trình kiểm tra tương thích. Sự khác biệt về một con số có thể làm cho các thành phần hoàn toàn không tương thích.

Ví dụ, RAM DDR5 sẽ không phù hợp với bo mạch chủ chỉ hỗ trợ RAM DDR4. Hơn nữa, bo mạch chủ LGA 1150 sẽ không tương thích với CPU LGA 1151.

 

Mua một tua-vit có nam châm

Sử dụng tua-vit nam châm hỗ trợ rất nhiều trong việc build PC của bạn, vì bạn không cần phải giữ vít tại chỗ trong quá trình lắp đặt. Một điều nữa là bạn có thể tận dụng khay tua-vit của bạn để đựng những con ốc vít, tránh bị thất lạc. 

 

Không siết chặt vít

Việc siết chặt các ốc vít có thể tạo nên các vết nứt của linh kiện và điều đó có nghĩa là bạn sẽ phải mua lại nó. Việc siết quá chặt các ốc vít trong khi lắp đặt mainboard là một sai lầm phổ biến.

Siết ốc vít vừa phải cũng đã giúp linh kiện nằm cố định trên bo mạch chủ. Nên bạn đừng quá lo lắng việc rớt ốc trong quá trình vận hành PC. 

 

Lắp đặt quạt làm tản nhiệt đúng cách

Một sai lầm phổ biến là lắp quạt tản nhiệt sai hướng. Nếu lắp quạt không đúng cách, việc làm mát trong case sẽ kém hiệu quả, về lâu dài có thể làm hỏng các linh kiện.

 

 

Lắp tấm chắn I / O

Một trong những sai lầm thường gặp nhất nhất là khi bạn đã build xong PC của mình nhưng lại quên lắp tấm chắn I / O của mainboard lên case, dẫn đến việc bạn phải tháo bo mạch chủ và lắp lại mọi thứ. Đây là bộ phận nhỏ và thường xuyên bị quên khi lắp PC.

 

Gỡ bỏ keo tản nhiệt đã dán sẵn

Trong khi dán keo tản nhiệt và lắp đặt bộ làm mát CPU, bạn hãy chắc chắn rằng keo tản nhiệt không được dán hai lần.

Một số bộ làm mát CPU đi kèm với keo tản nhiệt được dán sẵn, bạn cần phải chùi nó bằng cách sử dụng cồn trên khăn giấy, nếu bạn muốn dán keo tản nhiệt khác lên CPU.

Ngoài ra, nếu bộ tản nhiệt CPU không được dán keo tản nhiệt, nó sẽ đi kèm với một lớp bảo vệ bằng nhựa mỏng cần được tháo ra trước khi lắp đặt.

 

Lắp RAM Dual Channel

Nếu bạn có 2 thanh RAM, ít hơn số khe cắm trên mainboard là 4, bạn cần lắp RAM xen kẽ nhau. 

 

Cắm dây cấp nguồn vào linh kiện

Trước khi lắp GPU trên mainboard, hãy cắm cấp nguồn vào linh kiện. Vì kích thước GPU lớn nhất trong hầu hết những linh kiện trong PC, nên việc đi dây trước khi lắp GPU sẽ giúp PC trở nên gọn gàng hơn. 

 

Tháo nắp GPU PCIe

Trong khi lắp GPU, trước tiên bạn cần tháo nắp PCIe ra khỏi case, nơi thường bị bỏ quên. Nếu bạn không tháo nắp, GPU của bạn có thể bị kẹt tại chỗ và bị hỏng khi tháo.

 

Bật công tắc PSU 

Nhiều người tự hỏi tại sao PC của họ không hoạt động trong khi vấn đề nằm ở một công tắc PSU không được bật. Đây là những thao tác mà bạn thường quên sau khi build xong PC. ĐIều này có thể sẽ khiến bạn phải tháo PC của minh ra và kiểm tra lý do tại sao. 

 

Bài cùng chuyên mục