Việt Nam và Ấn Độ "hưởng lợi" sau những hạn chế mà Mỹ áp đặt lên Trung Quốc

Quân Kít

Việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc là động thái giúp Đông Nam Á trở thành địa điểm tiếp theo của các nhà sản xuất chip.

Cuộc chiến giành vị thế đứng đầu trong lĩnh vực chipset của Mỹ -Trung vẫn chưa có hồi kết. Cho đến nay, các hạn chế về chip vẫn là trở ngại đối với các nhà sản xuất chip trung Quốc muốn xuất khẩu chip sang Bắc Mỹ.

Trong khi đó, Tổng thống Biden liên tục đưa ra các giải pháp tăng cường hạn chế đối các gã khổng lồ công nghệ. Điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp lớn lên kế hoạch "di dời" hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam và Ấn Độ là hai trong những tâm điểm của họ. 

Thị trường tiềm năng trong việc sản xuất chip

Xem thêm: Nhật Bản và Hà Lan "đồng minh" cùng Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc

Theo CNBC, các chuyên gia trong ngành chip cho biết mặc dù Mỹ tiếp tục hạn chế các nhà sản xuất chip Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm của họ sang nước này nhưng họ vẫn không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi.

Tuy nhiên, sự trừng phạt liên tục mà các công ty Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay khiến một số nhà sản xuất chip lên kế hoạch chuyển sang các nước lân cận như Ấn Độ và Việt Nam. 

Theo Walter Kuijpers, một đối tác của KPMG nói rằng khả năng mở rộng sản xuất chip ở khu vực Đông Nam Á sẽ tăng từ 30 đến 40%.

"Các công ty đang nhận thấy lợi ích trong việc tách rời chuỗi cung ứng thay vì dựa vào một địa điểm duy nhất."

Theo Giám đốc Phòng thí nghiệm Chính sách Công nghệ của Đại học Cornell, Sarah Kreps, trong khi Đài Loan và Hàn Quốc sẽ không thể giải quyết khoảng cách do tính trung lập của họ, thì các quốc gia khác như Ấn Độ, Việt Nam và Singapore có thể đóng vai trò là giải pháp thay thế tốt nhất. 

 

Trung Quốc có thể thiết lập thương hiệu riêng trong ngành chip không?

Xem thêm: Mỹ chính thức "tuyệt giao" với các ông lớn công nghệ Trung Quốc

Vào tháng trước, Apple đã bất ngờ có động thái giúp đỡ YMTC, một nhà sản xuất bộ nhớ 3D NAND có trụ sở tại Trung Quốc trong việc tìm kiếm các kỹ sư về làm việc cho công ty. 

Theo Tom's Hardware, ba nguồn tin ẩn danh tiết lộ rằng một số công ty phương Tây đang mở rộng sự giúp đỡ cho các đối tác Trung Quốc của họ. Sau những đồn đoán trên, gã khổng lồ Cupertino cũng như YMTC không đưa ra bất kỳ bình luận nào. 

Đầu tháng này, nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc giảm mạnh ở mức 14,4% trong 11 tháng qua. Kỷ lục trước đó cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu được 582,1 tỷ chiếc từ năm 2021. Con số này nhỏ hơn so với kỷ lục năm nay chỉ ở mức 498,5 tỷ chiếc.

Khi nói đến mong muốn theo đuổi mảng sản xuất chip trong nước, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì sẽ phải cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác.

 

Bài cùng chuyên mục