Châu Âu và Bắc Mỹ gục ngã quá sớm tại CKTG vì hệ thống xếp hạng đơn (P1)
Hệ thống xếp hạng đơn của hai khu vực này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của các tuyển thủ cực kì nhiều, và từ đó dẫn đến sự thất bại trong suốt hơn 10 năm qua của hai khu vực khai sinh ra LMHT này.
Nếu như có năm nào mà các đội tuyển châu Âu lại hội tụ đủ thiên thời địa lợi, thì chắc hẳn sẽ là năm nay khi kì chung kết thế giới của Liên Minh Huyền Thoại được tổ chức ở Iceland - một khu vực của châu Âu chứ không phải là ở Trung Quốc như ban đầu dự tính. Đã 10 năm trôi qua kể từ khi Fnatic chiến thắng chức vô địch CKTG đầu tiên - cột mốc khởi đầu cho một tựa game bùng nổ xuyên suốt hơn 1 thập kỉ. Điều này cũng có nghĩa rằng đã 10 năm rồi kể từ khi có một đội châu Âu vô địch, trong khi Bắc Mỹ vẫn luôn tìm cách để tiến tới gần hơn chiếc cúp Summoner danh giá. Và với việc chuyển dời địa điểm thi đấu, người hâm mộ LMHT ở châu Âu và cả Bắc Mỹ đã dành rất nhiều tâm tư cho khu vực của mình và hi vọng rằng kì tích sẽ xuất hiện. Thực sự thì họ có những đội tuyển cực kì mạnh với các siêu sao trong đội mình - ví dụ như G2 và TSM. Và rồi thì sao? Thậm chí hai đội tuyển này còn không góp mặt được trong vòng playin chứ đừng nói tới việc chạm cúp.
Và rồi kì CKTG năm nay trở thành một nỗi buồn không thể nguôi ngoai khi châu Âu và Bắc Mỹ, mỗi khu vực chỉ có một đội tuyển lọt được vào tới vòng tứ kết - chỉ là vòng tứ kết mà thôi. Rất nhiều người đã nói rằng việc hai đội này lọt được vào tứ kết một phần là nhờ sự may mắn mà họ có được khi Cloud9 đã có một "hành trình kì diệu" với pha lội ngược dòng đầy thyết phục. Nhưng khi vào tới tứ kết, cả hai đại diện này đều không có nổi một ván thắng khi phải đối đầu với những đội tuyển đến từ Hàn quốc. Theo như Lag.vn tổng hợp được, sau cùng có lẽ nguyên nhân vẫn đến từ tầm nhìn cũng như hệ sinh thái xếp hạng đơn ở cả hai khu vực đã ảnh hưởng tới những tuyển thủ chuyên nghiệp cũng như ban huấn luyện rất nhiều cả về mặt bản lĩnh cũng như chiến thuật và kĩ năng. HLV của Cloud9 Mithy nói rằng đội tuyển của mình đã không thể nào tập luyện được cùng với các đội Trung Quốc và Hàn Quốc, và ngay sau đó các thành viên đã bị "trả về". Điều này lí giải được phần nào trình độ chênh lệch giữa Trung + Hàn và các khu vực còn lại là lớn đến như thế nào.
Xếp hạng đơn là một phần của LMHT ngay từ những ngày đầu tựa game này xuất hiện. Nó là nơi tuyệt vời cho những game thủ cạnh tranh với nhau để khẳng định bản thân, nhưng nó cũng là một xã hội hỗn độn khi có rất nhiều vấn đề trái chiều như ping cao, thời gian chờ, hack/cheat, lệch rank, toxic và vân vân. Nhưng với những game thủ chuyên nghiệp, đó là nơi mà họ cọ sát với những người chơi có cùng đẳng cấp khác để rèn dũa những kĩ năng của mình tới mức tuyệt đối khi phần lớn thời gian của họ chỉ để chơi game.
Do mật độ dân số, địa lí cũng như sự đầu tư cơ sở hạ tầng mà Hàn Quốc là nơi có độ ping ít nhất. Trải qua nhiều thập kỉ xây dựng và đầu tư về esports, Hàn Quốc đã có cho mình một hệ thống esports bài bản và vô cùng vững mạnh. Trung Quốc sau đó ít lâu cũng đạt đến được độ cao tương tự cộng thêm việc có tỉ lệ người chơi cực kì cao do dân số đông. Thậm chí, Riot còn tạo ra thêm 1 siêu máy chủ ở khu vực này do có quá nhiều người chơi có mức rank từ Kim Cương trở lên - và đây cũng là thiên đường đối với những người chơi chuyên nghiệp khi ở đây chưa chắc bạn là vô địch.
Còn đối với Bắc Mỹ, hệ thống xếp hạng đơn của họ lại bị chiếm lĩnh bởi các streamer chứ không phải là các tuyển thủ chuyên nghiệp. Họ có kĩ năng - nhưng vốn dĩ họ lại là những người sáng tạo nội dung nên chuyện họ thử nghiệm những con bài mới hay không quá mặn mà với việc nghiêm túc sử dụng những con bài đúng theo meta là một chuyện cực kì đau đầu ở hai máy chủ này. Và tỉ lệ người chơi LMHT ở hai khu vực này cũng không phải là quá nhiều như ở châu Á nên việc càng lên rank cao thì lại càng có ít đối thủ hơn để tập luyện. Chuyện nhập khẩu tài năng cũng là một vấn đề mà không ai nghĩ tới - bạn có thể nhập khẩu các tài năng từ khu vực khác, nhưng bạn không thể nhập khẩu được hệ sinh thái xếp hạng đơn của họ.
Còn tiếp...
Bài cùng chuyên mục