10 tựa game di động có sức ảnh hưởng nhất trong thập kỷ qua (Phần 1)

Quân Kít

Trò chơi di động đã trở thành một ngành công nghiệp phổ biến vô cùng lớn trong thập kỷ qua nhờ vào sự tiến bộ sẵn có trong smartphone. Hãy cùng Lag.vn nhìn lãi những tựa game trên smartphone có ảnh hưởng lớn nhất trong 10 năm vừa qua.

 

Khi smartphone xuất hiện 12 năm trước, các trò chơi di động đã trở nên phổ biến hơn và cuối cùng trở thành một phần nào đó trong cuộc sống của mỗi người. Nó bắt đầu từ những trò chơi đơn giản như Snake, Bounce cho đến các game online như Candy Crush Saga cho đến các game thể thao esports cạnh tranh như PUBG Mobile. Trò chơi di động đã trở thành một ngành công nghiệp mang về hàng tỷ USD mà mọi công ty công nghệ lớn đều muốn tham gia, hoặc phát triển trò chơi của riêng họ. 

Trong số hàng triệu trò chơi di động trên thị trường, chỉ một số là nổi bật và thu hút nhất. Lag.vn đã tổng hợp một danh sách các trò chơi di động thành công nhất trong thập kỷ qua dựa trên số lượt tải xuống, doanh thu và mức độ phổ biến của chúng. Và chắc chắn rằng một số các trò chơi dưới đây, bạn đã một lần hoặc hai lần thậm chí là dành rất nhiều thời gian nhiều cho chúng. 

 

Fruit Ninja (2010)

Fruit Ninja là một trong những tựa game di động có mặt sớm và phổ biến nhất từ trước đến nay. Nó được phát triển bởi Halfbrick Games của Úc, cũng là người tạo ra Jetpack Joyride. Cách chơi của tựa game này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần vuốt màn hình để “chém” trái cây và né những trái bom. Trò chơi siêu rẻ, gây nghiện và vô cùng giải trí này cũng cho phép nhiều người chơi trên một máy với chế độ tính điểm, để bạn có thể chơi cùng bạn bè. 

Theo thời gian thì tựa game Fruit Ninja đã có mặt trên nhiều nền tảng khác bao gồm PC, console thậm chí là VR. 

 

Temple Run (2011) 

Temple Run là một trò chơi chạy đua 3D từ Imangi Studios. Trong trò chơi, bạn sẽ vào vai một nhà thám hiểm đang bị những con quỷ đuổi theo trong một ngôi đền cổ vì anh ta đã đánh cắp một tượng vàng. Bạn sẽ vuốt màn hình sáng trái/ phải để di chuyển, vuốt lên/ xuống để nhảy/ trượt giúp nhân vật của bạn tránh chướng ngại vật. Trò chơi sẽ không có hồi kết, vì thế bạn sẽ chạy cho đến khi nhân vật của bạn bị bắt bởi quỷ, rơi xuống nước hoặc đâm vào một chướng ngại vật lớn. Trên đường đi, bạn có thể thu thập Xu và các sức mạnh khác nhau. Bạn có thể dùng Xu để nâng cấp sức mạnh hoặc mua nhân vật mới. 

Temple Run đã tạo nên một xu hướng cho thể loại chạy không hồi kết, và trong thời điểm đó nhiều tựa game có lối chơi tương tự cũng đã xuất hiện. Tất nhiên, hầu hết trong số đó gần như không thành công như Temple Run ngoài Subway Furfers. Temple Run cũng có phần tiếp theo có tên Temple Run và một vài bản spin-off cũng như là dành cho VR.

 

Subway Surfers (2012) 

Đi cùng với Temple Run, Subway Surfers là người dẫn đầu về thể loại chạy không hồi kết. Lối chơi của nó cũng tương tự như Temple Run khi bạn chạy hì hục và tránh những chướng ngại vật. Tuy nhiên, đồ hoạ hoạt hình của Subway Surfers có thể hấp dẫn hơn nhất là đối với các game thủ nhí. 

Năm 2018, Subway Surfers trở thành tựa game di động đầu tiên đạt 1 tỷ lượt tải về từ Google Play Store và cán mốc 2 tỷ chỉ sau vài tháng 

 

Candy Crush Saga (2012)

Candy Crush Saga  là một ngoại lệ trong các tựa game hàng đầu trên thị trường. Nó không có lối chơi nguyên bản hay sáng tạo nào. Trò chơi này chỉ là một trò chơi giải đố ghép ba bình thường với hình ảnh khá bắt mắt. Tuy nhiên, nó đã trở nên vô cùng mạnh mẽ với hàng trăm triệu người chi tiền cho nó để được chơi hàng ngày. Trò chơi hầu như không hấp dẫn, nhưng nó đã trở thành một trong những trò chơi thu hút những người chơi giết thời gian thay vì game thủ chính hiệu. Những người chơi đa phần là các người lớn như các phụ huynh, nhân viên văn phòng,... chơi trong thời gian rảnh. Trò chơi cũng cho phép người chơi chia sẻ kết quả, thành tích của mình lên mạng xã hội (đa phần là Facebook), đó là một trong những lý do khiến nó phổ biến. 

Dù thích hay không, cũng phải thừa nhận rằng Candy Crush Saga có ảnh hưởng lớn trong ngành công nghiệp game di động trong thập kỷ qua. 

 

Clash of Clans (2012)

Clash of Clans là một trò chơi chiến lược nhiều người chơi được sản xuất vào năm 2012 bởi SuperCell. Bạn sẽ phải phụ trách một ngôi làng, từ đó bạn có nhiệm vụ phát triển và xây dựng một đội quân để dụng độ với những người chơi khác. Trò chơi cũng có chế độ chơi đơn trong đó người chơi tấn công các làng yêu tinh. 

Clash of Clans cho phép bạn thả quan của mình để tấn công căn cứ của kẻ thù để lấy tài nguyên và đóng quân tại đó để làm căn cứ. 

Trò chơi này có doanh thu cao nhất trên cả Google Play Store và App Store trong nhiều năm và nằm trong top 5 tựa game được tải nhiều nhất trong thập kỷ qua. 

(Còn tiếp) 

Bài cùng chuyên mục