Đánh giá game Detroit: Become Human - Khi Android có cảm xúc
Android, những người máy được con người tạo ra để phục vụ cho đời sống của con người. Ban đầu, đó chỉ là những robot vô tri vô giác. Nhưng qua thời gian, các Android dần tiến bộ và có những cung bậc cảm xúc của riêng mình. Lúc này, nhân loại lại phải đối mặt với một thử thách mới đến từ chính những người máy mà mình tạo ra
Khi người chơi khởi động Detroit: Become Human trên chiếc máy PlayStation 4 của mình, họ sẽ được chào đón bởi một android chi tiết đến mức đáng kinh ngạc, đóng vai trò là một kiểu "máy chủ" của người chơi trong lúc đang xem qua các tùy chọn của game. Chuyển động khuôn mặt chân thực giúp cho người máy này có được tạo hình tuyệt đẹp, sống động và gần giống như một con người.
Màn chạm mặt đầu tiên này với một người máy có thể không thật sự đáng kể, nhưng nó là một ấn tượng tốt đầu tiên, và giúp người chơi biết rằng những gì họ sắp trải qua sẽ là một trong những tựa game đẹp nhất hiện nay. Mức độ chi tiết và chuyển động được nhìn thấy trong android máy chủ có thể được tìm thấy xuyên suốt toàn bộ game, kết hợp với giọng nói chất lượng cao, mang đến một cảm giác chân thực cho sự hiện diện của nhiều nhân vật mà người chơi sẽ gặp trong quá trình trải qua phần cốt truyện.
Lý do vì sao bài đánh giá này lại khởi đầu với việc thoải luận về đồ họa và giọng nói lồng tiếng thay vì gameplay? Đó chính là yếu tố trọng tâm của Detroit: Become Human. Tương tự những gì mà Quantic Dream và đạo diễn game/nhà biên tập David Cage đã làm trước đây, Detroit: Become Human giống như một bộ phim tương tác hơn là một tựa game đầy đủ khía cạnh, và như vậy hoàn toàn bình thường. Nếu bạn không thích các thể loại game tập trung vào cốt truyện, có thể sẽ cảm thấy xa lạ với Detroit, nhưng nếu thích, đây sẽ là một trải nghiệm đáng giá so với bất kì tựa game nào trước đây, không chỉ vì nền tảng đồ họa và khả năng lồng tiếng tuyệt vời, mà còn vì cốt truyện đa chiều mà tựa game này mang lại thông qua ba nhân vật khác nhau.
Câu chuyện của Detroit: Become Human lấy bối cảnh ở Detroit, Michigan vào năm 2038. Con người giờ đây đã có thể mua những người máy công nghệ cao để phục vụ một số mục đích khác nhau, nhưng về cơ bản mục đích chính vẫn là để làm nô lệ. Tuy vậy, với công nghệ phát triển, các người máy đã bắt đầu có những cảm xúc giống với con người, như sự đồng cảm và nỗi sợ hãi. Những cảm xúc này khiến một số người máy bắt đầu tự hỏi vì sao mình phải mang thân phận nô lệ, và bắt đầu đấu tranh chống lại những kẻ áp bức mang tên "con người".
Bằng sự tương đồng khá rõ nét với những vấn đề xã hội ngày nay, câu chuyện của Detroit: Become Human có mối liên hệ rất chặt chẽ. Ba người máy có thể điều khiển - Connor, Kara và Markus - đều có những tính cách riêng biệt, sự đấu tranh của chính họ, và góc nhìn của riêng họ về tình hình biến động ngày một gia tăng giữa con người và người máy.
Detroit: Become Human chuyển đổi qua lại giữa ba nhân vật này, giúp cho câu chuyện luôn mới mẻ và mỗi nhân vật đều giúp làm sáng tỏ những khía cạnh khác nhau của cuộc đời người máy. Ví dụ như Connor là một người máy được thiết kế để săn lùng những người máy "biến chất", những kẻ nổi dậy chống lại chủ nhân con người. Những khía cạnh của Connor bao gồm rất nhiều công việc thám tử, khi người chơi điều tra về những hiện trường gây án, tìm kiếm manh mối, và tra khảo các nghi phạm.
Tùy thuộc vào việc người chơi xem xét các hiện trường đầy đủ tới mức nào, Connor sẽ mở khóa những tùy chọn đối thoại mới, và những lựa chọn khác có thể giúp định hướng cốt truyện. Đưa ra lựa chọn và thay đổi câu chuyện là một yếu tố then chốt đối với Detroit: Become Human, và nó thể hiện rõ với cả ba nhân vật. Rất nhiều những tựa game tập trung vào cốt truyện, bao gồm cả Heavy Rain của Quantic Dream, đều được xây dựng quanh ý tưởng rằng người chơi có thể có một tác động đáng kể đến cốt truyện và những nhân vật trong câu chuyện.
Phần lớn thời gian, Detroit đáp ứng được lời hứa này, và những sơ đồ hữu dụng tóm tắt lại từng chương mang đến cho người chơi một ý tưởng khác biệt về vị trí chính xác nơi cốt truyện bắt đầu phân nhánh. Điều này khiến cho những lần chơi tiếp theo trở nên đáng tận hưởng hơn nhiều so với những tựa game tương tự, khi mà người chơi có thể biết được họ cần phải làm gì để nhìn thấy các hệ quả khác nhau. Tuy vậy, cách trình bày cốt truyện trong Detroit: Become Human không thật sự hoàn hảo. Bất kể việc phân ra nhiều ngã rẽ, câu chuyện vẫn khá cứng nhắc khi có một số hướng đi nhất định không thể thay đổi bất kể có sự can thiệp của người chơi hay không. Nó cũng có vẻ khó khăn với một số biến thể có khả năng xảy ra, như sẽ có lúc người chơi gặp những nhân vật mà đáng lẽ ra phải biết nhau từ trước, nhưng thật sự thì chưa từng gặp nhau, chủ yếu có thể là do đã chọn một con đường khác cho câu chuyện.
Ngoài ra còn có những thời điểm một số phần của câu chuyện bị biến mất. Điều này có thể do nhiều con đường phân nhánh, và một số "con đường" không lấp đầy khoảng trống như những "nhánh" khác, nhưng dù thế nào đi nữa thì nó cũng gây mất tập trung cho người chơi. Đáng chú ý nhất là câu chuyện của Kara, khi người chơi gặp trường hợp không thể nhớ lại cô ấy ở một số nơi ngay cả khi đã biết về chúng. Những khoảnh khắc này gây mất tập trung và phá vỡ sự nhập tâm, nhưng may mắn là chúng rất ít, và thường cách xa nhau. Với một kịch bản dài hơn 2000 trang giấy, không có gì bất ngờ khi một số phần trong câu chuyện dường như chưa thật sự được chăm chút. Dù vậy, cốt truyện của Detroit vẫn khá thông suốt, và rất khó để người chơi bỏ tay cầm xuống khi đã đặt chân vào chuyến phiêu lưu.
Cốt truyện Detroit: Become Human khá tốt với một số vấn đề nhỏ, nhưng chắc hẳn nhiều người quan tâm hơn đến lối chơi của game. Giống như những nỗ lực trước đây của Quantic Dreams, lối chơi trong Detroit khá thụ động, khi hoạt động tương tác được giảm xuống còn những bước nhấn QTE và chọn lựa các câu đối thoại. Người chơi được phép khám phá môi trường xung quanh một chút, nhưng kể cả vậy, họ thường bị giới hạn trong những khu vực nhỏ dẫn dắt họ đến gần như mọi điểm quan tâm đáng kể. Hệ thống QTE trong game phần lớn đều làm rất tốt, và thực sự đã bổ sung một sự hấp dẫn lớn vào tiến trình chơi. QUE thường được dành cho những phân đoạn hành động nhiều hơn trong game, và đôi khi khiến cho chúng ta cực kì căng thẳng. Nhưng đáng tiếc là một vài QTE lại hoàn toàn vô nghĩa, vì khi không làm được lại không dẫn đến bất kì thay đổi đáng kể nào trong các sự kiện.
Cơ bản thì, một tựa game như Detroit: Become Human không có nhiều ý nghĩa về khả năng chơi lại, nhưng Quantic Dream đã làm được một việc rất tốt, khiến cho việc chơi lại game hấp dẫn nhất có thể. Sơ đồ cho mỗi chương sẽ giúp người chơi khám phá ra những con đường mới trong cốt truyện mà có thể đã bỏ lỡ trong lần chơi đầu tiên, và dĩ nhiên cũng có những món đồ sưu tầm để tìm kiếm. Và khi người chơi có thể lựa chọn bất kì chương nào để chơi, họ hoàn toàn có thể nhìn thấy những thay đổi cốt truyện lớn, mà không phải bắt đầu lại toàn bộ trò chơi từ đầu. Detroit: Become Human có thể không mang đến nhiều điểm nhấn cho những ai không thích thể loại này, nhưng người hâm mộ công việc của David Cage nên biết đây chắc chắn là một trong những câu chuyện hay nhất ông từng tạo ra. Nó tốt hơn nhiều so với Beyond: Two Souls, và trong khi có thể nó không có nhiều sự sáng tạo như Heavy Rain, nó vẫn là một hành trình rất thú vị, và nền tảng hình ảnh đáng kinh ngạc cùng với câu chuyện hấp dẫn chắc chắn khiến cho nó rất đáng để thử. Detroit: Become Human đã ra mắt độc quyền trên PS4 vào ngày 25 tháng 5.
KL Jackarl
Bài cùng chuyên mục