Sau khi God of War "làm mưa làm gió" thị trường game offline cuối tháng 4, đến lượt Detroit: Become Human khiến nhiều người bất ngờ trước cốt truyện phong phú và hấp dẫn của nó trên PlayStation 4
Detroit: Become Human là tựa game độc quyền PlayStation 4 mới nhất của hãng Quantic Dream ra mắt vào tháng 5 vừa qua. Mặc dù có lối chơi rất kén người khi chủ yếu xoay quanh việc đưa ra lựa chọn, game lại cực kì cuốn hút với các câu chuyện đa chiều xoay quanh ba nhân vật mà người chơi điều khiển, cùng với nền tảng đồ họa cực kì đẹp mắt có thể khiến cho bất kì ai cũng phải ngỡ ngàng. Trong một thế giới đa dạng đó, luôn có những chi tiết khá thú vị mà người chơi dễ dàng bỏ qua khi đang khám phá. Hãy cùng điểm qua những chi tiết nhỏ tồn tại trong Detroit: Become Human, có thể không hỗ trợ cho quá trình tiến triển của người chơi, nhưng ít nhiều đã thể hiện được sự quan tâm của hãng phát triển đến bối cảnh chung cho câu chuyện trong game.
Emma ghi tên mình lên đồ của cô bé
Khi xem xét những chi tiết nhỏ trong một tựa game đòi hỏi sự tập trung cao độ. người chơi có thể trở nên nhạy cảm với độ dài mà trong đó một thế giới hoàn toàn thuộc về nhận thức đã được tạo ra cực kì cẩn thận. Trong trường hợp này là căn phòng của Emma trong phần mở đầu game. Khi bạn tiến hành rảo quanh những món đồ của cô ấy, bạn sẽ tập hợp được một tập hồ sơ của những gì đã xảy ra ở đây, nhưng không chỉ vậy, còn có những chi tiết nhỏ giúp tạo nên hình ảnh tổng thể của cô gái trẻ này. Trên dải tai nghe của cô ấy cho biết cô đang nghe Emma's Playlist. Bạn cũng có thể nhìn thấy tên cô ấy xuất hiện ở góc trên bên phải chiếc máy tính bảng của Emma, khi Connor xem đoạn video của cô và Daniel.
Những chi tiết này có liên quan đến cuộc điều tra? Hoàn toàn không, nhưng liệu nó có phải là những thứ mà bạn mong chờ sẽ xuất hiện trên một thiết bị điện tử để mọi thứ có vẻ thực tế hơn? Chắc chắn là vậy. Điều này cho thấy Quantic Dreams đảm bảo được tính chân thực của trò chơi ngay từ những chi tiết nhỏ nhất, từ việc lấy tên mình đặt cho danh mục bài nhạc yêu thích hay việc ghi tên mình lên chiếc máy tính bảng cá nhân, đó đều là những thứ hầu như ai cũng làm để khẳng định quyền sở hữu. Đơn giản nhưng vô cùng thực tế.
Số điện thoại giao Pizza
Khi Kara lần đầu bước chân vào căn nhà của người chủ Todd, cô được giao nhiệm vụ dọn dẹp một đống lộn xộn mà anh ta bỏ xung quanh. Và hóa ra đó là những chiếc hộp bánh pizza đến từ Detroit Pizza and Deli, với số điện thoại 1-555-0182. Nguồn gốc của những con số 555 khá thú vị, khi phần lớn trong số chúng tồn tại chủ yếu cho mục đích sử dụng hư cấu.
Theo như một cuộc phỏng vấn của trang Business Insider với một nhà lịch sử học của AT&T, các con số nằm trong khoảng giữa 555-0100 và 555-0199 đã được chính thức chỉ định dùng ở Hollywood, và cửa hàng pizza nói trên nằm trong "vùng" này. Nhưng điểm gây khó hiểu là con số 1. Mã vùng dành cho Detroit là 313, rõ ràng là thiếu mất hai con số 3; Nhưng thực tế số 1 lại là mã điện thoại quốc gia dành cho nước Mỹ. Có lẽ sẽ hữu dụng nếu có ý định gọi pizza từ nước ngoài chăng?
Red Ice có công thức phân tử giống với Cocaine
Pizza không phải thứ duy nhất ảnh hưởng đến Todd. Trong lúc đang tìm bột giặt, Kara vô tình tìm thấy Red Ice. Nó là một chất gây nghiện giả tưởng khá độc đáo trong Detroit: Become Human, được pha trộn từ Acetone, Lithium, Toluene, Hydrochloric Acid và Thirium. Nếu muốn thử làm Walter White và pha trộn một "mẻ" cho riêng mình, bạn sẽ thất vọng khi biết rằng Thirium không có thật. Nó cũng là thành phần chính trong dòng máu xanh chảy trong cơ thể Android, cho thấy nó có thể không thật sự hợp vệ sinh cho lắm. Thứ thú vị đáng lưu ý nằm trong phân tích của Kara là công thức phân tử (C17H21NO4) có một thực tế tương tự trong Cocaine.
Bóng rổ Detroit
Nằm giữa tất cả những sự căng thẳng xoay quanh con người và người máy, một trong những chủ đề "nóng" nhất luôn được bàn tán là liệu người nhân tạo có được phép tham gia vào các môn thể thao chuyên nghiệp hay không. Một bài báo đã đưa ra mẫu thử nghiệm cho thấy một trung phong máy có thể ném banh từ khu vực cuối sân bên này sang tới cuối sân bên kia - giống như Jeff George (tuyển thủ bóng bầu dục chuyên nghiệp) mà không cầm theo hành lý. Khi chuyển qua kênh thể thao chúng ta sẽ nhìn thấy đội bóng rổ thành phố Detroit phải chơi một trận đấu quan trọng chống lại đội thành phố Denver.
Mặc dù mối quan tâm chính là tranh cãi xoay quanh việc người máy sống chung với con người, cuộc đối đầu này có một chút mối liên hệ thú vị với ngoài đời thực: Tên của đội bóng rổ đến từ thành phố Detroit là Gears, một cụm từ song ngữ, có thể xem như mối liên hệ đến sự trỗi dậy của công nghệ, hoặc đơn giản hơn là hình ảnh song song với đội NBA của thành phố Detroit ngoài đời thực, đội Pistons.
Lông mày mỗi nhân vật đều rất khác nhau
Mặc dù có thể hơi kì quái, nhưng trong lúc đang "ngắm nghía" các mô hình nhân vật trong Detroit: Become Human, bạn có thể để ý phần lông mày của họ. Đồ họa trong game chắc chắn cực kì đáng kinh ngạc, nhưng phần lông mày đó mới gọi là sự chăm chút tỉ mỉ. Việc sao chép cùng một kiểu thiết kế lông mày cho mọi nhân vật là quá đơn giản, và rõ ràng các nhà thiết kế của Detroit không làm vây, họ khiến cho mỗi cặp lông mày của mỗi nhân vật đều phải thật sự khác biệt. Thông qua những chi tiết nhỏ này, chúng ta có thể thấy năm 2018 là một năm đáng kinh ngạc đối với việc "hiện thực hóa" thế giới trò chơi điện tử, khi mà chúng ta cuối cùng đã có thể vẽ được những cặp lông mày trông như thật.
Đó là những chi tiết nhỏ và thú vị mà người chơi cực kì dễ bỏ qua vì chúng không ảnh hưởng gì đến tiến trình chơi Detroit: Become Human. Nhưng nếu "có lòng" mà chú ý đến, người chơi chắc hẳn sẽ nhận ra công sức của đội ngũ phát triển game đã bỏ ra, để có thể mang đến một trải nghiệm chân thực và thú vị nhất cho những người sở hữu cỗ máy PlayStation 4. Game hiện phát hành độc quyền trên PlayStation 4.
Nguồn: Tổng hợp