Nếu so sánh với các tựa game bom tấn trên thị trường thì những tựa game sau đây cực nhẹ mà máy cấu hình thấp cũng có thể chiến được chắc chắn sẽ không làm cho bạn thất vọng 1 tí nào đâu.
Tất cả mọi người đều mong muốn sẽ được trải nghiệm những tựa game cực hay và mới mẻ với nền đồ họa đầy sống động và hiện đại. Tuy nhiên điều đáng buồn là không phải bộ máy tính nào cũng đủ khả năng đáp ứng được những nhu cầu siêu khủng đó và chiếc máy tính của bạn cũng vậy.
Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn rất nhiều tựa game tuyệt vời khác trên mạng với nền đồ họa cũng rất đẹp mà lại nhẹ, cốt truyện cũng hay và sâu sắc đến độ bạn phải chơi ngấu nghiến ngày qua đêm.
A Hat in Time
Nếu bạn đang muốn chơi Super Mario Odyssey nhưng không muốn bỏ ra $ 300 cho một máy Switch mới để chơi, thì A Hat in Time có thể làm được điều này. 40 mảnh thời gian thu thập của trong game có vẻ khá khiêm tốn nếu so với hơn 800 mảnh của Super Mario Odyssey. Tuy nhiên, rất hiếm khi tìm thấy một game platforming 3D hay trên PC, và A Hat in Time sẽ không phụ lòng mong đợi của bạn. Về mặt đồ họa, A Hat in Time mượt mà hơn rất nhiều so với Super Mario 64, nguồn cảm hứng chính của Super Mario Odyssey. Trong khi đó, thế giới xoắn của nó dựa trên Psychonauts và Doctor Who kết hợp với những tựa Mario điển hình để tạo ra một thứ gì đó vừa quen thuộc vừa hấp dẫn kỳ lạ. Hat in Time được xây dựng trên cùng nền tảng đồ họa với Unreal Tournament 3, một trò chơi đã hơn một thập kỷ. Nhưng nếu có cơ hội bạn đừng bỏ qua một tựa game hay như vậy.
Hotline Miami 2: Wrong Number
Được phát triển bằng GameMaker Studio, một phần mềm phát triển trò chơi 2D vô cùng dễ dàng. Nhưng một lần nữa, Hotline Miami chứng minh cho chúng ta thấy, điều quan trọng nhất là ý tưởng và cách thể hiện. Đồ họa có màu sắc neon rực rỡ và những giai điệu techno trong nhạc nền gợi nhớ đến bộ phim hình sự kinh dị Drive của Nicolas Winding Refn. Cốt truyện rùng rợn, ảo giác, và mang những nét đặc sắc từ nhiều series như American Psycho, Killers Natural Born, Taxi Driver, Apocalypse Now, và Miami Vice. Game có những cảnh hành động nhịp độ nhanh, tàn bạo và không khoan nhượng, đầy đặc trưng chỉ có ở Hotline Miami 2. Đây là một trò chơi nhanh gọn và bạo lực. Và tất nhiên game chạy mượt mà từ giàn máy cấu hình khủng đến các máy laptop giá rẻ.
Jazz Punk
Jazzpunk có vẻ là một câu chuyện gián điệp không gian mạng, với sự tham gia của một điệp viên bí mật tên là Polyblank, người làm việc cho một tổ chức gián điệp bí mật hàng đầu. Vào lúc bắt đầu mọi nhiệm vụ, Polyblank ăn một số loại “thuốc” đặc biệt trước khi bắt tay vào những cuộc phiêu lưu vô lý và vô nghĩa, như ăn cắp một quả thận của một tên robot cao bồi, buôn lậu chim bồ câu, và đối mặt với một trận đấu golf thu nhỏ. Jazzpunk có lẽ sẽ không giành được bất kỳ giải thưởng nào về khả năng kỹ thuật của nó, nhưng tính thẩm mỹ trong đồ họa của game vô cùng ấn tượng. Nét đặc trưng của Pop Culture – Văn hóa đại chúng được lồng ghép một cách tinh tế, tuy vô lý nhưng đầy hài hước và bất ngờ. Nói một cách đơn giản, Jazzpunk vui nhộn, và yêu cầu máy cấu hình cực thấp, chỉ hai điểm đó là đủ khiến game thủ mê mệt rồi.
80 Days
Ngay cả khi bạn có card đồ họa tồi tệ nhất thế giới, máy tính của bạn vẫn có thể xử lý văn bản. Và nếu có thể xử lý văn bản, bạn có thể chơi 80 Days, một trong những trò chơi phiêu lưu lớn nhất và hay nhất từng được phát hành trong nửa thập kỷ qua. Trò chơi dựa trên cuốn tiểu thuyết kinh điển của Jules Verne, người chơi phải điều hướng hành trình vòng quanh thế giới càng nhanh càng tốt. Nhưng mọi điểm dừng trên đường đi đều có những nhân vật riêng để gặp gỡ và bí ẩn để làm sáng tỏ, và những chi tiết phụ đó rất dễ làm bạn bị chậm deadline. Hoàn thành game một lần. không có nghĩa là ổn. Jon Ingold, người đồng sáng lập Inkle hãng phát triển 80 Days, ước tính rằng người chơi sẽ chỉ khám phá khoảng 3% nội dung trong một lần chơi. Và tất nhiên, giá trị chơi lại của game là không thể bàn cãi.
Sonic Mania
Trò chơi Sonic hay nhất trong vòng 15 năm qua — và là phiên bản chính thức, không phải bản mod của fan. Sonic Mania là một tựa game theo phong cách cũ. Nó không có sự phô trương thị giác như hậu sinh của mình là Sonic Forces và bạn sẽ không tìm thấy các tính năng bổ sung như tùy chỉnh, sáng tạo nhân vật hoặc áo phông lấy cảm hứng từ meme. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận được là một tựa game platformer sáng tạo, và theo người hâm mộ là hay nhất trong series game. Cũng giống như những phiên bản gốc của Sonic, Sonic Mania không cần siêu máy tính để chạy. Tuy nhiên, trò chơi vẫn còn đầy đủ các hố để nhảy qua, bẫy để tránh, nhẫn để thu thập, và những trở ngại để tăng tốc độ. Thành thật mà nói, fan hâm mộ Sonic còn mong gì hơn ?
Axiom Verge
Các fan của Metroid sẽ tìm thấy đôi chút quen thuộc trong tựa game Axiom Verge. Đây là một game mạo hiểm mở, tương tự như cách mà Nintendo đã hoàn thiện với Super Metroid của SNES, Và nó chứng minh rằng bạn không cần một phần cứng tuyệt vời để tạo ra một thế giới đáng nhớ. Theo tiêu chuẩn ngày nay, đồ họa của NES ban đầu không đủ “chuẩn”, nhưng các đường hầm và hang động của Metroid vẫn còn ám ảnh như năm 1986. Axiom Verge đã học được bài học từ Nintendo. Giống như series của Nintendo, Axiom Verge là một cuộc phiêu lưu hành động khoa học viễn tưởng, dựa trên sự khám phá. Giống như Super Metroid, trò chơi có đầy đủ các bí mật để game thủ tìm tòi và các tiện ích vô cùng thú vị và đầy sáng tạo. Về mặt tâm trạng, người hâm mộ Metroid sẽ cảm thấy như đang quay trở về nhà sau nhiều năm xa cách.
Cuphead
Chỉ cần nhìn sơ qua là bạn đã biết Cuphead là một tựa game tuyệt vời. Cho dù bạn không phải là một fan hâm mộ những phim hoạt hình vui tươi đời đầu của Disney, thứ đã truyền cảm hứng cho trò chơi, thì bạn cũng phải công nhận rằng Cuphead là tựa game độc nhất vô nhị. Đây là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp đã nhận được vô số lời khen ngợi từ các nhà phê bình. Trong năm 2014, Polygon gọi Cuphead là một trong những trò chơi thú vị nhất tại sự kiện báo chí E3 của Microsoft. Một năm sau, IGN gọi đó là trò chơi Xbox One hay nhất của E3. Mọi thứ trong game đều đẹp và mượt mà. Cuphead sẽ chạy tốt trên mọi máy tính và bạn sẽ dễ dàng thưởng thức một trong những trò chơi hay nhất của năm 2017.
Undertale
Trò chơi nhập vai nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong vài năm qua không phải là thế giới mở, hay 10 năm phát triển của Final Fantasy XV, sử thi hơn 100 giờ của Persona 5 hoặc CD Projekt Red sắc màu rực rỡ và đầy cảm xúc The Witcher 3: Wild Hunt. Không, thay vào đó là một sản phẩm nhỏ, một người chơi, và nói về việc kết bạn. Đồ họa của Undertale rất quyến rũ nhưng đơn giản, hệ thống chiến đấu của nó, kết hợp với chiến lược theo lượt với chuỗi "bullet hell” nhanh gọn, và không thể quay đầu. Trong thực tế, toàn bộ trò chơi đã được thực hiện với RPGMaker, một nền tảng trò chơi công nghệ thấp thường được kết hợp với các sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng. Undertale rất sáng tạo, lạ lùng và khác biệt đến nỗi nó tạo ra một fandom cuồng nhiệt, luôn ủng hộ hết sức. Trên thực tế, những người ngưỡng mộ của Undertale chơi game rất nghiêm túc, và nhà thiết kế Toby Fox cảm thấy không thoải mái. "Tôi ước tôi có một cách để dập tắt sự chú ý. Tôi cảm thấy một sự bất lực kỳ lạ", Fox viết trên blog của mình. "Tôi sẽ không ngạc nhiên khi mình không thể hoàn thành một tựa game hay nào nữa. Điều đó tốt cho tôi."
Stardew Valley
Nếu bạn từng yêu những tựa game Harvest Moon cũ trên Gameboy hay DS thì chắc chắn bạn đừng bỏ qua Stardew Valley. Game có rất nhiều thứ để bạn khám phá, hàng xóm sẽ ghé thăm, và đồ họa 16-bit đơn giản nhưng đáng yêu. Stardew Valley được phát triển hoàn toàn bởi Eric Barone, người đã làm việc từ 10 đến 15 tiếng mỗi ngày để mô phỏng cuộc sống nông thôn thành hiện thực. Game có thể phát triển trong môi trường đồ họa 3D, nhưng các điểm ảnh mang tính hoài niệm và linh hoạt hơn. Kết quả là, Barone có thể dành nhiều thời gian cho những thứ khiến Stardew Valley trở nên đặc biệt hơn, như hệ thống canh tác đa sắc thái, những nhân vật thú vị và nhiều bí ẩn trong thung lũng Stardew.
Owlboy
Owlboy cực kỳ đẹp. Chắc chắn, đồ họa được tạo thành từ các điểm ảnh, không phải đa giác, và chúng trông giống như một game cổ điển mà bạn tìm thấy trên Super Nintendo hoặc Sega Genesis. Nhưng đừng để bị lừa. Tác phẩm nghệ thuật của Owlboy có thể đậm chất lo-fi, nhưng hoàn toàn không đơn giản. Trong khi các nhà phát triển của Owlboy mất chín năm phát triển của trò chơi, thì các nhà phê bình và người chơi cũng đã say mê các ảnh chụp màn hình đầy màu sắc, và mơ mộng về ngày được chính thức bước vào thế giới Owlboy. Trong thực tế, thiết kế đồ họa là toàn bộ lý do mà Owlboy được cho ra đời. Giám đốc nghệ thuật Simon Anderson giải thích cho The Guardian: "Tôi quyết định sử dụng Owlboy như một cách để giới thiệu nghệ thuật điểm ảnh, mặc dù nhiều người cho là lỗi thời nhưng vẫn vô cùng tuyệt vời nếu được thực hiện đúng cách". Và Owlboy đã đạt vô số thành tích đáng nể, 9.3/10 điểm IGN, 5/5 điểm The Telegraph và Top 15 game 2016 bởi tạp chí Time.
Và đây là 10 tựa game nhỏ, nhẹ mà vẫn đủ sức níu chân bất kỳ game thủ nào. Bạn sẽ không tốn gì ngoài thời gian tận hưởng game. Vậy thì còn ngại ngùng gì mà không thử bước chân vào các tựa game trên để khám phá cho mình một cái nhìn hoàn toàn khác về thế giới game đa sắc, muôn vẻ, muôn màu.