Assassin's Creed Ragnarok có thể mang đến hình ảnh rất khác về sát thủ
Là tựa game Assassin's Creed tiếp theo trong thương hiệu, nhưng nhiều khả năng Ragnarok sẽ mang đến cho người hâm mộ góc nhìn mới về cách thức vận hành của tổ chức sát thủ
Với số lượng các tin đồn của Assassin's Creed Ragnarok và những bằng chứng đáng kể về sự tồn tại của nó, sẽ cực kì bất ngờ nếu nó không phải phần tiếp theo trong thương hiệu dài hơi này. Một vài chi tiết có thể không chính xác, tiêu đề vẫn chỉ là phỏng đoán, nhưng cuối cùng thì mọi người đều kì vọng về các sát thủ người Viking. Tuy vậy, vẫn còn một số chi tiết gây tò mò, không chỉ vì bản chất dường như trái ngược nhau, mà còn về khả năng tồn tại của họ trong Assassin's Creed Ragnarok.
Cuộc xung đột giữa hai phe Assassin - Templar đã luôn là tâm điểm của thương hiệu này, và như bản DLC The Fate of Atlantis cho thấy, nó vẫn đúng trong tuyến truyện thời hiện đại. Thực tế, bản DLC này dường như thiết lập để tăng thêm mối quan hệ giữa Layla và Black Cross Otso Berg trong trò chơi tiếp theo, nhưng điều đó rất khó để chính xác cho phần chơi quá khứ của Assassin's Creed Ragnarok. Khi nhìn vào lịch sử của thương hiệu và sự hình thành của Hội Sát thủ, có thể thấy người chơi không nên kì vọng câu chuyện tương tự sẽ được tiếp diễn.
Brotherhood của Altair (1191)
Cái tên Altar có rất nhiều trọng lượng trong vũ trụ Assassin's Creed. Những lời dạy, những sự sáng tạo, và việc sử dụng Piece of Eden mà không bị tha hóa của ông, tất cả đều đáng trân trọng, và hoàn toàn trái ngược với người thầy cũ trước đó, Al Mualim. Ông đã giới thiệu cách sử dụng thuốc, ý tưởng của dao lưỡi đôi, và thậm chí cả những pha ám sát công khai trái pháp luật - một phương pháp mà trong đó sát thủ sẽ là một lưỡi dao mở giữa đám đông, hạ gục mục tiêu và thường chấp nhận hi sinh tính mạng.
Altair đã tái kiến thiết hội sát thủ, với những hệ quả về lâu dài. Mặc dù những công việc của Altair đã hoàn tất trong Levantine Brotherhood vào năm 1911, chúng đã được tiếp nối bởi Ezio, một trong số những đấu sĩ, chiến lược gia và người sống sót vĩ đại nhất của hội sát thủ tồn tại trong vũ trụ Assassin's Creed. Rất nhiều những kì vọng đặt ra cho các sát thủ và những tựa game sau đó là một kết quả trực tiếp từ sức ảnh hưởng của Altair lên vũ trụ Assassin's Creed.
Hidden Ones của Bayek (49-43 trước Công Nguyên)
Trước Assassin's Creed Origins, tựa game Assassin's Creed đầu tiên là tựa game lấy bối cảnh sớm nhất trong thương hiệu. Origins nói về sự hình thành của tổ chức Hidden Ones - những tiền nhân của Brotherhood - trong thế đối nghịch với Order of Ancients - những tiền nhân của Templar Order. Bản thân trò chơi không sử dụng Assassins và Templars theo những cách truyền thống, nhưng nó đã trải qua một chặng đường dài để thiết lập nên tuyến truyện thời hiện đại. Những sự kiện của game kết thúc với việc Bayek đặt nền móng cho Hidden Ones ở Ai Cập.
Trong khi đó, vợ của anh, Aya tiến hành đặt nền móng cho Hidden Ones ở Rome, dẫn đến hai nhánh chính thức đầu tiên của hội sát thủ. Mãi cho đến năm 1050, Hassan-I Sabbash mới hợp nhất các nhánh này, tạo nên một cấu trúc hiện đại hơn, và đổi tên Hidden Ones thành Asssassins. Trong khoảng thời gian giữa sự tái sinh năm 1050 đến các sự kiện năm 1191, hội sát thủ trở nên tha hóa. Theo nhiều cách khác nhau, sự tái kiến thiết của Altair đã đưa hội về với lý tưởng ban đầu của Hidden Ones, đồng thời cũng mang đến những tiến trình và ý tưởng cho con đường tương lai.
The First Civilization trong Assassin's Creed Odyssey
Assassin's Creed Odyssey còn mang seri này lùi về xa hơn nữa, lấy bối cảnh 431 - 404 trước Công Nguyên. Khi điều này được tiết lộ, nhiều người đã thắc mắc các sát thủ sẽ đóng vai trò như thế nào trong quá khứ, và câu trả lời là không. Tuyến truyện hiện đại tiếp tục một cách nặng nhọc, nhưng quá khứ kể về một câu chuyện mới của một gia đình Tained Ones. Đây là những con cái trực tiếp của loài người Hybrid, những người đã nổi lên chống lại Isu, cuối cùng khiến dòng máu thuần chủng bị xáo trộn, dẫn đến những người như Desmon vẫn còn một phần dòng máu của Nền văn minh đầu tiên đó.
The Cult of Kosmos cuối cùng đã hợp tác với The Order of the Ancients, thế nên có thể xem là các Templar đã tồn tại, nhưng các sát thủ thì không. Dù vậy, sự tập trung vào Nền văn minh đầu tiên, Isu và gia phả của Assassins đã luôn là một vai trò quan trọng, và nếu Origins là nguồn gốc của hội sát thủ, Odyssey là hành trình của các thế hệ mang dòng máu của Isu du hành qua thời gian. Nó thực sự đặt ra kì vọng cho Assassin's Creed Ragnarok
Sát thủ Viking trong Assassin's Creed Ragnarok?
Assassin's Creed Ragnarok mang thương hiệu trở về với kỉ nguyên thông thường, vậy nên về cơ bản hội sát thủ có thể tồn tại chứ không như Odyssey. Dù vậy, họ có thể sẽ không giống với những gì nhiều người kì vọng (nếu họ thực sự có vai trò trong cốt truyện). Dòng thời gian chính xác của Ragnarok chưa được tiết lộ, nhưng kỉ nguyên của người Viking trải dài từ năm 800 sau Công Nguyên đến năm 1066. Những tin đồn cho rằng nó sẽ diễn ra trong những năm đầu kỷ nguyên Viking, và điều này cũng phần nào hợp lý. Việc lấy khoảng thời gian cuối kỷ Viking sẽ khiến cho sự tái lập của Hassan năm 1050 (động thái đổi tên Hidden Ones sang Brotherhood) trở nên rắc rối hơn.
Nói cách khác, nếu Assassins có vai trò trong AC: Ragnarok, họ sẽ không phải là "Assassins", mà là Hidden Ones. Điều này cho phép các sát thủ Viking tàn bạo hơn, và đây là một thời gian mà những vụ ám sát công khai diễn ra thường xuyên hơn, có thể giúp những sự trái ngược giữa Viking và sát thủ biến mất trong nội dung này. Mặc khác, Ubisoft có thể bỏ qua ý tưởng này để tiếp tục tập trung vào Tainted Ones một lần nữa thay vì Assassins (Ít nhất là trong quá khứ). Giống như Hy Lạp, truyền thuyết Bắc Âu có rất nhiều vị thần có thể xuất hiện và mang đến các trận chiến giống như với Minotaur hay Medusa.
Tóm lại, các sát thủ có thể xuất hiện trong AC: Ragnarok sẽ thiên về Hidden Ones của Bayek hơn, thay vì là những sát thủ theo phong cách hậu Altair mà nhiều người hâm mộ đã biết. Điều này có thể khiến cho họ trở nên bạo lực hơn, cởi mở hơn, và ít quy củ hơn những hội sát thủ hiện tại. Nó cũng có thể khiến cho Assassin's Creed: Ragnarok không đi theo hướng của Odyssey. Dù thế nào đi nữa, người hâm mộ vẫn cần phải chờ xác nhận chính thức từ Ubisoft, để xem họ sẽ mang đến điều gì trong phần mới nhất của thương hiệu dài hơi này.
Bài cùng chuyên mục