Top 10 trò chơi biểu tượng sẽ bước sang tuổi 30 trong năm nay (Phần 1)
Năm 2023 sẽ đánh dấu cột mốc 30 năm tuổi của một số trò chơi mang tính chât biểu tượng trong lịch sử ngành công nghiệp lâu đời này
Mặc dù ngành công nghiệp game vẫn đang không ngừng thay đổi, năm 1993 có thể xem là cột mốc trưởng thành đáng chú ý nhât. Thập niên 80 đã chưng kiến sự trỗi dậy của những thùng máy chơi game bằng xu, trước khi chuyển sang các dòng máy console tại nhà như NES và Atari 2600 nửa sau thập kỷ đó.
Đến đầu thập niên 90, các công ty như Sega và Sony đã bắt đầu lấn sân vào lĩnh vực trò chơi điện tử. Rất nhiều game ra mắt năm 1993 trở thành một cuộc cách mạng. Một vài cái tên trong số chúng không chỉ ảnh hưởng đến thế giới game sau này, mà còn tới cả nền văn hóa pop. Giờ thì, hãy cùng LagVN điểm qua Top 10 trò chơi ra mắt từ năm 1993 sẽ bước sang tuổi 30 trong năm nay.
Star Fox
Ra mắt trên SNES vào năm 1993, Star Fox không chỉ là phần game đầu tiên trong số những thương hiệu phổ biến nhất của Nintendo. Nó còn là trò chơi thứ hai được dựng chuyển động với các khối đa giác 3D, một phương pháp sẽ được phát triển xa hơn với Nintendo 64.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, chúng ta nhìn thấy trò chơi này rất kì quái, nhưng cách đây 30 năm, nó được xem là một trong những game vĩ đại nhất từng ra mắt, cả về lối chơi lẫn tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, Star Fox 64 mới là trò chơi đã đưa thương hiệu này lên tầm bom tấn nhờ việc bổ sung thêm lồng tiếng.
Doom
Rất ít trò chơi ra mắt từ thập niên 90 có thể tạo nên nhiều tranh cãi như Doom. Trò chơi FPS này được cài đặt trên nhiều máy tính hơn cả hệ điều hành Windows 95, nhờ vào tính chất dễ tiếp cận của nó. Nhưng nội dung đậm chất bạo lực đã thu hút nhiều sự chỉ trích, đặc biệt sau vụ xả súng ở một trường học Colombia năm 1999, được cho là lấy cảm hứng từ trò chơi.
Dù vậy, không thể nào phủ nhận tầm ảnh hưởng lớn của Doom đối với thể loại game FPS. Các trò chơi như Half-Life và Halo đã tiếp tục trở thành những trụ cột trong thể loại này, còn các thương hiệu khác như Gears of War thì cố gắng nắm bắt được phong cách hình ảnh bạo lực của Doom 1993.
Secret of Mana
Vào năm 1993, nhà phát triển game Square (Nay là Square Enix) đã là những chuyên gia trong thể loại nhập vai. Các thương hiệu trên hệ máy NES của họ như Final Fantasy và Dragon Quest vốn đã rất phổ biến, đặc biệt là ở Nhật Bản. Nhưng việc ra mắt hệ máy SNES vào đầu thập niên 90 đã cho ra đời một thương hiệu mới là Secret of Mana.
Tuy Secret of Mana không bao giờ phổ biến như các thương hiệu khác của nhà Square, nó vẫn được yêu thích bởi những người hâm mộ thể loại nhập vai. Khả năng sử dụng AI cho kẻ thù của nó đã góp phần thúc đẩy thể loại này phát triển. Đáng tiếc rằng quá trình phát triển bị chững lại của nó đã khiến cho Square quyết định chuyển sang hệ máy PlayStation.
Mortal Kombat 2
Các trò chơi arcade vẫn còn rất phổ biến vào năm 1993, với vô số game thủ bị thu hút bởi dòng game đối kháng. Một trong số đó chính là Mortal Kombat 2, phần tiếp theo của tựa game ra mắt năm 1992. Giống như Doom, trò chơi này gây tranh cãi vì tính bạo lực quá cao. Đặc biệt, phần 2 này đã bổ sung thêm các đòn Fatality cho mọi nhân vật, đồng thời tăng tốc độ trận đấu lên. Cho đến ngày hôm nay, nó vẫn là một trò chơi được yêu thích trong lịch sử Mortal Kombat nói riêng và lịch sử game nói chung.
Virtual Fighter
Một trò chơi đối kháng khác ra mắt năm 1993 là Virtua Fighter, được phát triển cho hệ máy game thùng bởi Sega. Đây là trò chơi đối kháng đầu tiên mang nền tảng đồ họa 3D, tạo nên khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử thể loại này. Nó đã nhanh chóng thu hút mọi sự chú ý, và trở thành một trong những game arcade bán chạy nhất của Sega.
Lối thiết kế nhân vật đa giác của Virtua Fighter đã để lại ảnh hưởng khổng lồ cho các nhà làm game thập niên 90. Shigeru Miyamoto, cha đẻ thương hiệu Mario, đã dần từ bỏ việc làm game đối kháng sau khi bị mê hoặc bởi trò chơi này. Virtua Fighter cũng đã góp phần tạo nên hình ảnh nhân vật Lara Croft lừng danh sau này trong thương hiệu game Tomb Raider.
(Còn tiếp...)
Bài cùng chuyên mục