Top 10 trò chơi đóng vai trò hậu truyện của một thương hiệu khác (Phần 1)
Thông thường, một thương hiệu game sẽ được tiếp nối bằng các phần game hậu truyện có tên gọi từa tựa nhau. Nhưng đôi khi cũng có một số trò chơi được tiếp nối bởi những game hoàn toàn khác lạ
Trong thế giới trò chơi điện tử, một số thương hiệu game như Assassin's Creed, Sonic và Metal Gear Solid đã phát triển thành hàng loạt phiên bản qua nhiều thế kỷ. Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài trò chơi được các nhà phát triển "che dấu" thân phận là phần hậu truyện của một trò chơi nào đó ra mắt từ trước. Có rất nhiều lý do cho điều này. Có thể một trò chơi không muốn đi theo lối mòn của phiên bản tiền nhiệm, hoặc bản chất vũ trụ chia sẻ của trò chơi là một bước ngoặt lớn. Hãy cùng LagVN tìm hiểu về những trò chơi vốn liên quan tới nhau mà không phải ai cũng biết.
Control và Alan Wake
Control là một trò chơi bắn súng góc nhìn thứ ba với các yếu tố giả tưởng kết hợp cùng kinh dị siêu thực, và những người hâm mộ hãng Remedy không khó để nhận ra những điểm tương đồng với Alan Wake. Điều này hoàn toàn là có ý đồ, khi cả hai game đều diễn ra trong cùng một vũ trụ. Mọi thứ càng trở nên rõ ràng hơn trong bản DLC AWE của game Control.
Xem thêm: Control dường như cùng vũ trụ với Alan Wake và các tựa game khác của Remedy
Trước đó đã có khá nhiều mối liên hệ nhỏ giữa hai trò chơi với nhau. Control xoay quanh một cơ quan chính phủ chuyên điều tra những hiện tượng siêu nhiên. Và người chơi có thể nhìn thấy những bài báo, vật phẩm, ... liên quan đến "Bright Falls" trong Alan Wake xuyên suốt quá trình khám phá cơ sở này.
Days Gone và Syphon Filter
Khi mới nhắc đến hai trò chơi này, hẳn chúng ta sẽ không thể tìm được bất kì điểm chung nào. Syphon Filter là một loạt game bắn súng góc nhìn thứ ba với các yếu tố "siêu gián điệp", kết hợp giữa hành động lén lút và giải đố, ra mắt từ năm 1999. Trong khi đó, Days Gone là một game sinh tồn với bối cảnh hậu tận thế ra mắt vào năm 2010, diễn ra ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Ngoài việc chung nhà phát triển (Eidetic là tiền thân của Bend Studios sau này), cả hai gần như không có mối liên hệ rõ ràng.
Trong Syphon Filter, các nhân vật chính phải tìm cách ngăn chặn một vụ tấn công bằng vũ khí sinh học. Còn với Days Gone, một vũ khí sinh học bí ẩn đã tạo ra thảm họa zombies. Có lẽ nói đến đây thì mối dây liên kết giữa cả hai đã thực sự rõ ràng rồi nhỉ?
Và đó không phải là một sự tình cờ - trong những cuộc phỏng vấn, Bend Studios đã tiết lộ thứ vũ khí sinh học của Syphon Filter đã gây ra thảm họa zombie trong Days Gone. Người chơi thậm chí còn có thể tìm được những khẩu súng biểu tượng của nhân vật chính Syphon Filter bên game Days Gone.
Bomberman (NES) và Lode Runner
Rất nhiều người xem Bomberman trên NES là trò chơi Bomberman đầu tiên. Thực tế đã có hai trò chơi PC xuất hiện trước đó làm tiền đề cho tựa game này, bất kể việc phiên bản trên NES là lần đầu tiên xuất hiện thiết kế của Bomberman. Mặc dù vậy, đó không phải lần xuất hiện đầu tiên của nhân vật Bomberman, vì kết thúc trò chơi đó lại gắn liền với một vũ trụ game ít người biết đến: Lode Runner.
Lode Runner, ra mắt vào năm 1983, mang đến câu chuyện về một nhân vật chống lại một đế chế robot. Còn trong tờ giấy hướng dẫn của Bomberman trên NES, Bomberman là một con robot phục vụ cho một đế chế, tìm cách thoát khỏi đó và trở thành con người. Ở cuối game, Bomberman thực sự đã biến thành nhân vật chính trong Lode Runner.
Điều này về cơ bản đã khiến cho Bomberman trên NES trở thành tiền truyện của Lode Runner, nhưng trò chơi Bomberman trên Game Boy với tên gọi Atomic Punk lại trở thành phần tiếp theo của cả hai game nói trên.
Snatcher và Metal Gear (MSX)
Hideo Kojima đã phát triển rất nhiều trò chơi khác nhau, và nổi tiếng trong việc đặt những mối liên hệ đầy ẩn ý trong các trò chơi của mình. Trong khi Metal Gear Solid là một trong những thành quả nổi tiếng nhất của ông, vẫn còn nhiều dự án khác Kojima cũng góp phần vào.
Trò chơi phiêu lưu Snatcher của ông là một ví dụ, khi nó trở thành phần tiếp theo cho trò chơi Metal Gear Solid đầu tiên, với các sự kiện của thương hiệu được cho là đã xảy ra từ rất lâu trong quá khứ.
Điều này được khẳng định bởi việc nhân vật chính Gillian có một con robot theo phong cách Metal Gear. Đây cũng là lần xuất hiện đầu tiên của Maryl Silverburgh, người đã trở thành một phần quan trọng của Metal Gear Solid sau này.
Tuy vậy, do sự phức tạp trong dòng thời gian của Metal Gear, Snatcher dường như đã dần bị xóa khỏi tuyến truyện chính thức. Các nhân vật của Snatcher sau này vẫn xuất hiện trong Metal Gear Solid 4 và 5.
Xem thêm: Metal Gear: Tầm quan trọng của chiếc khăn rằn trong game có thể bạn chưa biết
Nier và Drakengard
Tựa game Drakengard của Yoko Taro và loạt game Nier có thể xem là những câu chuyện tham vọng nhất từng được kể trong thế giới trò chơi điện tử. Một trong số những cái kết của Drakengard đã đưa con trùm cuối dịch chuyển đến Trái Đất, nơi nó bị đánh bại bởi các nhân vật chính. Nó là một cái kết tương đối lạ lùng. Tuy vậy, cái xác của con trùm lại gây ra hệ quả nặng nề lên Trái Đất.
Nó đã giải phóng một loại dịch bệnh mang tên White Chlorination Syndrome, khiến loài người trở nên điên loạn và bạo lực. Lúc này, loạt game Nier bước vào với câu chuyện xoay quanh những hệ quả mà căn bệnh dịch kia gây ra cho thế giới. Mối liên kết bất ngờ này biến seri Nier thành hậu truyện của một trong số những cái kết đến từ Drakengard.
(Còn tiếp...)
Bài cùng chuyên mục