Với sự xuất hiện của hàng loạt các vị tướng trong LMHT thì Riot Games cũng đã thiết kế ra rất nhiều những cái tên khó nhằn để thử thách game thủ có trình độ cao
LMHT đã có hơn 100 vị tướng kể từ khi ra mắt đến nay, trong số đó có những vị tướng cực kì dễ để thuần thục, nhưng có vài trường hợp người chơi phải mất rất nhiều thời gian để thuần thục và xử lí một cách linh hoạt trong cả đấu thường và đấu xếp hạng.
Đây không phải là bài viết đầu tiên về những vị tướng cực kì khó chơi trong LMHT, nhưng chắc chắn sẽ không phải là bài cuối cùng. Bên cạnh rất nhiều những cuộc khảo sát từ người chơi trong cộng đồng LMHT, mà còn là về chi tiết bộ kĩ năng mà những vị tướng này đang có tác động đến người chơi như thế nào trong việc làm quen cũng như thành thạo nó. Bạn biết chơi là một chuyện, nhưng thành thạo nó, sử dụng nó một cách hiệu quả nhất lại là một chuyện khác. Những combo chiêu thức từ cơ bản đến nâng cao là cả một quá trình mà người chơi cần luyện tập nhiều hơn ở những trận đấu khác nhau, từ đó mang lại lợi thế lớn hơn về phía team mình. Đối với những người chơi đã lâu, họ đã lựa ra những vị tướng theo họ thấy là khó khăn nhất để thuần thục, danh sách dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn 10 vị tướng khó thuần thục nhất trong LMHT, cùng xem thử nhé
10. Thresh
Cuối danh sách là một cái tên hỗ trợ không có gì xa lạ với game thủ. Những người lần đầu tiên chơi game đều mắc những sai lầm, nhưng Thresh là vị tướng khiến những sai lầm đó trở nên tồi tệ hơn. Bộ kĩ năng của hắn yêu cầu cực kì nhiều kỹ năng định hướng cũng như di chuyển.
Thêm vào đó, lượng mana của hắn cũng cực kì khiêm tốn và yêu cầu người chơi thiên về hướng hỗ trợ hơn là nâng cấp trang bị. Về cuối trận, khi đã trang bị được đủ những món đồ trấn phái của mình, tác dụng của Thresh lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng nếu kéo hụt, đội của bạn rất dễ có thành viên lên bảng đếm số.
9. Rumble
Từ khi ra mắt, Rumble đã là đại diện cho những vị tướng có tỉ lệ thắng thấp nhất trong game. Những người chơi kì cựu thì cho rằng Rumble luôn mạnh ở bất cứ thời điểm nào trong trận đấu, và họ có niềm tin chắc chắn về điều đó. Rumble cho thấy khả năng anti-tank vô cùng mạnh mẽ mà cậu có thể mang lại, nhưng mà đấy là suy nghĩ của những người chơi kì cựu mà thôi.
Nhưng gần đây, vị tướng này đã bị Riot nerf đi một chút, ừm một chút thôi ở khả năng trụ đường. Và Braum trở thành khắc tinh của vị tướng này khi bộ chiêu thức của hắn có thể đè ép rumble hoàn toàn nếu như cả hai đối đầu ở khu vực đường trên. Ờ mà mấy ai vác Braum đi top bao giờ, nhỉ?
8. Vayne
Vayne thường là vị tướng được đem ra so sánh với Draven về độ khó thuần thục khi sử dụng trong game, nhưng nghiêm túc mà nói thì Vayne nhỉnh hơn so với chàng đao phủ kia một tí. Một người chơi Draven hơi nghiêm túc sẽ có thể học được những bước di chuyển của mình để có thể nhặt rìu tốt hơn, nhưng chướng ngại vật của Vayne lại là thời gian của trận đấu.
Khi đã có đủ trang bị, cô ta trở thành một trong những ADC tốt nhất trong trò chơi với lượng sát thương thuẩn dồi dào của mình. Nhưng tầm bắn ngắn cũng như tốc độ tấn công tương đối chậm chạp của mình so với những ADC khác lại trở thành một rào cản vô cùng lớn cho những ai chơi ở vị trí ADC.
7. Akali
Sau đợt chỉnh sửa, cô nàng được Riot games trao trọng trách trấn giữ khu vực đường giữa hoặc đường trên, vì thế Akali tự động trở thành một vị tướng cực kì khó nhai với những người chơi mới khi có những cuộc đối đầu 1vs1. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của sự khó khăn mà thôi
Nếu bạn muốn thắng trong một tình huống 1vs1, bạn phải chắc chắn rằng bạn không bị gank bởi team địch. Nếu không có tầm nhìn, Akali rất dễ bị rừng đối phương gank được, bộ kĩ năng của cô trở nên rất khó để chạy trốn khi dâng hơi sâu. Vì thế đối với những người mới tập chơi, Lag khuyên bạn không nên luyện tập cô nàng này quá nhiều.
6. Lee Sin
Thầy tu mù đứng ở vị trí thứ 6 trong danh sách này. Với bộ kĩ năng cực kì cơ động và tốc độ dọn dẹp quái nhanh với kĩ năng E và Q của mình, Lee Sin trở nên cực kì đáng sợ trong tay những game thủ có trình độ. Mặc dù trải qua muôn vàn đợt nerf, Lee Sin vẫn là một trong những vị tướng được người chơi sử dụng nhiều nhất trong game, cả đánh thường và xếp hạng. Nhược điểm duy nhất của vị tướng này là nếu bạn không kiểm soát được lượng nội năng cũng như sử dụng chiêu thức của mình một cách hợp lí, bạn chỉ có vào chứ không có ra mà thôi.
Bên cạnh đó, những chỉnh sửa nhằm cân bằng giữa sát thương và chống chịu của vị tướng này cũng là một bài toán khó đối với người chơi cũng như Riot Games. Hi vọng trong tương lai chúng ta sẽ thấy được một Lee Sin cân bằng hơn thời điểm hiện tại.
5. Yasuo
Đường giữa luôn là nơi xảy ra những cuộc đụng độ ác liệt nhất trong game với sự tham gia của rất nhiều đường khác, từ đường trên cho tới đường dưới, nhiều nhất vãn là sự ghé thăm thường xuyên của rừng. Mặc dù có sát thương khá dồi dào, nhưng anh chàng này lại rất dễ bị cấu rỉa bởi những tướng đi đường giữa tay dài khác. Nhưng khi có trang bị hút máu cho mình, đây là lúc anh chàng này trở nên nghiêm túc thực sự.
Mặc dù những ưu điểm này quá xuất sắc, thì bộ kĩ năng có phạm vi nhỏ của Yasuo cũng khiến anh chàng này gặp đôi chút rắc rối. chỉ cần một lần lướt E sai lầm cũng có thể đưa anh chàng này vào tình huống vạn kiếp bất phục và nằm xuống ngay lập tức.
4. Nidalee
Thường thì, vị trí đi rừng trong LMHT có thể coi là vị trí dễ dàng nhất. Ăn quái mà k phải lo last hit, đi dạo vòng quanh gây áp lực, cắm mắt kiểm soát tầm nhìn, thế là xong. Nhưng với Nidalee, mọi thứ trở nên hơi khó khăn một tí. Bộ kĩ năng tương đối khó kiểm soát, bạn phải có sự tính toán hợp lí khi nâng cấp các kĩ năng ở cả hai dạng người và báo, combo chiêu thức và ra vào giao tranh hợp lí để cân đối nguồn sát thương vì máu của cô nàng này tương đối mỏng. chỉ cần một sơ suất nhỏ thôi cũng đã khiến cho cô nàng này lên bảng đếm số rồi.
3. Orianna
Có lẽ về mặt độ khó của kĩ năng, Orianna chắc chắn nằm trong top đầu. Điều này phần nào đó coi như một giải thưởng dành cho những người bỏ thời gian và công sức ra để có thể thuần thục làm chủ quả cầu, mang lại những tình huống đột biến cả cho team bạn và team địch.
Vấn đề lớn nhất của Orianna là việc cô phải ở gần kẻ địch để có thể tung ra những chiêu thức chính xác nhất. Nếu khoảng cách này không được tính toán tốt, Orianna hoàn toàn có thể bỏ mạng bởi bộ kĩ năng không chạy trốn được của cô nàng. Những người chơi mới thường mắc phải lỗi di chuyển nhiều nhất, nên đây không phải là một sự lựa chọn tốt dành cho các bạn khi các bạn mới tập chơi tựa game này.
2. Gangplank
“Trăm sự đều thông” – đây có lẽ là miêu tả chính xác nhất về vị tướng này. Mỗi thứ anh ta lại có một ít, từ đảo đường, đẩy đường, sát thương, hồi máu, hỗ trợ lane khác. Tất cả trong một khiến anh ta trở thành một trong những vị tướng khó thuần thục nhất.
Đối với những người chơi lâu năm, họ sẽ biết cách kiếm lợi thế về cho mình khi sử dụng vị tướng này bằng cách lên những trang bị thích hợp tùy vào tình hình trận đấu. Nhưng đối với những người chơi mới, chuyện này trở nên khó nhằn vì cơ bản bộ kĩ năng của anh chàng này cũng đã yêu cầu rất nhiều noron thần kinh rồi.
1. Azir
Hoàng đế sa mạc đứng đầu danh sách về những vị tướng có độ khó cao nhất trong trò chơi dành cho người mới, có thể cũng là người cũ nữa. Sở hữu bộ kĩ năng có tầm đánh cực cơ động, cực dài cùng nội tại cực kì bá đạo khi có thêm đồng minh thứ 6 trong đội. Azir trở thành nguồn sát thương cực lớn với những đồ đệ của mình, và chiêu cuối đẩy ngược đối thủ về trở thành con bài chủ lực trong việc mở giao tranh nếu có hắn trong team.
Mặc dù được thiết kế mang thiên hướng carry, Azir lại có thiên hướng mở giao tranh phần nhiều hơn về cuối trận đấu. Sát thương ban đầu của hắn không phải quá cao là lượng mana cũng tương đối hạn hẹp. Nếu không điều khiển tốt, Azir sẽ mang lại cực kì nhiều bất lợi cho team.